haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012


Bài báo của ông chủ tịch Hiệp hội haiku thế giới

                        
Trang Văn nghệ của tờ báo Saitama shinbun của tỉnh Saitama - nơi có trụ sở của Hiệp hội Haiku thế giới - ở Nhật Bản số ra ngày 20-3-2012 đã đăng bài và ảnh của ông Banya giới thiệu về Haiku và Haijin Việt Nam. Ông Banya đã gửi kèm với mấy cuốn tạp Haiku thế giới (sekai haiku- World Haiku) số 8 sang cho tôi.
Nội dung bài báo như sau tôi xin dịch nguyên văn:

                                    Cuộc hội ngộ với các Haijin Việt Nam

 Natsuishi Banya
                         Chủ tịch Hiệp hội Hiện sinh sống tại thành phố Fujimi- tỉnh Saitama-NB

Tôi được mời tham gia Hội thơ quốc tế châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất, lần đầu tiên tôi đã có dịp đến thăm Việt Nam vào tháng 2 vừa qua. Việt Nam một đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh tôi có cảm nhận sâu sắc rằng đất nước này dường như đang bước vào thời kỳ cổ võ cho hòa bình bằng thơ ca. Tham gia Hội thơ quốc tế lần này bản thân tôi cũng đã được bắt tay và nói chuyện với Chủ tịch nước Việt Nam Không hiểu đây có thật sự là công việc của nhà nước không? Thực tế những bài thơ được đọc lên tôi klhông thấy mấy hấp dẫn.
Ngược lại, tôi đã có 2 buổi giao lưu với nhóm Haiku Hà Nội trong một quán thơ
 Haiku Việt được dựng lên ở Văn Miếu Hà Nội là một trong những hội trường của Hội thơ quốc tế lần này và đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng.
Sáng ngày 5-2-12 tôi đột nhiên nhảy vào quán thơ ở Văn Miếu và đây đã trở thành cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một Haijin người Nhật với các Haijin Việt Nam.
Hôm đó trời mưa nên dưới chân bùn nhão và trên đầu là một tấm lều bạt đơn sơ. Tuy vậy trên bàn xếp chồng gọn gàng các bản giới thiệu về thơ Haiku Nhật Bản, các tập Haiku tuyển bằng tiếng Việt Nam, các tập thơ cá nhân…Ở quán thơ này tập hợp các nhà trí thức Việt Nam có tuổi đời từ lứa tuổi 30 đến lứa tuổi 80.
Trong không khí hứng khởi của cuộc hội ngộ lần đầu đã đuwocj chị Lê Thị Bình là người thong thạo tiếng Nhật phiên dịch và điều chỉnh cho cuộc giao lưu. Có thể giao lưu được bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tôi khuyến khích mọi người đọc Haiku tiếng Việt và mọi người thấy thích thú vì sự biến hóa âm thnah đã trở thành hiệu quả của nhạc điệu hay hơn những bài thưo dài đơn điệu.  Tôi đã tặng từng người trong nhóm câu Haiku sau: “hanoi no ame hikarukusa noha utaidasu”  và ngay lập tức chị Lê Thị Bình đã dịch ra tiếng Việt Nam “Mưa Hà Nội/ ngọn cỏ tỏa sáng/ cất lời ca”cho mọi người nghe.
Buổi giao lưu thứ hai là sáng ngày 7-2 trước ngày tôi về nước, diễn ra tại Viện khoa học xã hội.  Mặc dù đó là ngày bình thường nhưng đã có hơn 10 người tập trung đến. Ở đây đã diễn ra cuộc hỏi đáp sôi nổi. “sáng tác haiku bằng tiếng Việt mà theo cấu trúc 5-7-5 thì dài quá”, “ Có thể làm ngắn hơn 5-7-5 âm cũng được”, “có nhất thits phải có quí ngữ không”, “Mùa đều có tính địa phương nên không nhất thiết phải có quí ngữ”, “có haiku đặc thù của phụ nữ không?” , “có, vợ tôi cũng là một hai jin bà ấy đang thách thức với điều này”, “các đề tài xã hội có thể hiện bằng Haiku được không?”, “ vâng, ở Nhật Bản cũng đã có tiền lệ và ở nước ngoài chiến tranh cũng là một đề tài lớn”, “khuynh hướng Việt Nam dễ mắc phải?” , “vâng, ở Trung Quốc cũng bị hạn chế đơn giản bởi sự cổ điển của chữ Hán” …
Sau khi về nước tôi giới thiệu một số bài Haiku Việt mà chị Bình đã dịch ra tiếng Nhật, sau đây là hai câu trong đó:
“Cảnh đó người đâu/ kỉ niệm ban đầu/ mỗi lần qua phố” (machikéiiki/ ha jimeteno deai/ omoidasu) - Hồ Hoàng Hoa.
“Chong chóng đỏ/ trên tay bé/ quay giữa mùa hoa” (akai kazeguruma/ kodomono teni / hanasakutokini mawaru)- Đinh Trần Phương.

 (Người dịch và giới thiệu: Lê Thị Bình)
5-4-2012
Hình ảnh buổi sinh hoạt thường kỳ năm 2012
(Mar 18, 2012 6:58 AMPublicPageviews 8 0)
9 giờ 30 phút sáng ngày 17/3/2012, tại tầng 15 nhà VIP, số 195 đường Kim Mã, Hà Nội. CLB thơ Haikư Hà Nội đã sinh hoạt buổi thường kỳ theo lịch quy định. Tham gia sinh hoạt gần như đầy đủ các thành viên. Nhà thơ Vũ Tam Huề từ Thành phố Hồ Chí Minh trên đường về thăm quê đã dừng chân đến tham dự và tặng tập thơ “Giọt sương giọt nắng” mới in còn thơm mùi mực. Hai vị khách từ tỉnh Bắc Giang, là Đỗ Thị Minh Trang và Diêm Thị Thoa tham dự.
 Một số hình ảnh về buổi sinh hoạt nói trên.  



Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh khai mạc buổi sinh hoạt
Nhà thơ Vũ Tam Huề tặng tập thơ "Giọt sương nắng giọt nắng"
Nhà thơ Vũ Tam Huề đọc thơ
---------------------------------
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Thư pháp của Thanh Tùng trong ngày thơ Nguyên tiêu 2012 tại Văn Miếu Hà Nội
(Mar 12, 2012 9:41 AMPublicPageviews 9 3(
                                         
IMG_0538.JPG
Bờ môi thiếu nữ/ uốn lệch/ vầng trăng. ( thơ Nguyễn Thị Kim)
p/s: lệch cả con dấu nhà thư pháp
Không chờ bình minh/ cánh xòe đêm vắng/ quỳnh.
( thơ Lê Thị Bình)
 
Về làng/ giọng quê, tóc bạc/ mình, hay Hạ Tri Chương.
( Thơ Vương Trọng)
 
Hạt muối/ góp vào nồi canh/ mặn tình giáp hạt.
( thơ Lê Đăng Hoan)
 
Những cây cầu/ chẳng còn đò/ bến sông quê ai gọi.
( thơ Phùng Gia Viên )
 
Mô đá và ta/ ai là / mô đá.
( thơ Hoàng Xuân Họa)
 
Chiếc lá thu phai/ rơi nỗi nhớ/ chiều sân ga.
( thơ Lê Anh Tuấn)
 
Về thăm mùa đông/ ấm lòng/ bên căn nhà cũ.
( thơ Thanh Tùng )
 
Múa rồng



Viết về một khúc Haiku
                                             Lý Viên Giao
        Tôi đã thấy người đàn ông ấy và cũng đã nghe anh phát biểu trong lễ trao giải cuộc thi thơ Haiku lần thứ ba tại tòa soạn báo Tuổi trẻ 60A đường Hoàng Văn Thụ thành phố Hồ Chí Minh . Anh là Tôn Thất Thọ, người đoạt giải nhất cuộc thi với bài thơ “ Con ong và quả mướp ”. Nguyên văn :
                                          Quả mướp dài
                                          Con ong vụt đến
                                          Đâu người tình xưa ?
        Đừng vội hỏi tại sao viết về một khúc thơ lại nói đến người . Bởi cái tên rất Huế, rất Hoàng tộc lại gắn với một giải nhất khiến tôi hiếu kỳ hình dung ra những nét “ khác thường” ở anh. Thấy rồi, nghe rồi tôi mới ngộ rằng thơ hay là sản phẩm của cái đầu, không liên quan đến diện mạo hay xuất sứ thân phân.
        Bài thơ gọn gàng xinh xắn gói trong mười một âm tiết, cũng là mười một từ. Đứng giữa hai hình tượng chủ thể con ong quả mướp là một dấu hỏi đâu . Hình tượng người tình, bông hoa mướp, là cái bóng của dĩ vãng. Chỉ cần lướt qua lần đầu, người đọc đã không thể lảng tránh được tâm trạng ai hoài. Càng đọc càng thấy day dứt như chính mình bị lôi vào sự mất mát, tiếc nuối khôn nguôi. Vẫn biết cái một đi không trở lại trong bài thơ là người tình cũng chẳng khác gì mọi thứ trên đời nằm trong lẽ vô thường. Heraclitus chẳng đã từng nói trước ta hàng ngàn năm: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” đó sao. Đành là thế nhưng thượng đế đã ban cho con người đủ mùi vị ở cõi đời: ái, ố, hỉ, nộ, dục, tình trước mỗi cảnh huống sao tránh khỏi tâm trạng cảm hoài. Con ong quay về chốn cũ không còn bóng dáng bông hoa rực rỡ, đằm thắm yêu thương ngày nào. Chỉ lừng lững một quả mướp dài vô hồn. Thử hỏi còn trống vắng nào hơn? Thơ Haiku chuộng tính Thiền là vậy. Thì đây, sự vô thường này là Thiền đó !
        Không thiếu gì sự việc nói lên lẽ vô thường nhưng tại sao tác giả chọn hình ảnh con ong, hoa (tiền thân của quả mướp) để gửi gắm? Chẳng phải cặp tình nhân này tượng trưng sắc nét cho tình yêu đó sao? Mà tình yêu thì muôn đời được tôn vinh, muôn đời mang sức sống mãnh liệt. Nhưng cũng tại sao lại là con ong, quả mướp mà không là con bướm, quả bí hay quả cà? Có phải con ong mạnh mẽ hơn, quả mướp dễ tổn thương hơn chăng? Có người còn lạm bàn rằng hình ảnh quả mướp là ẩn tượng của nhũ hoa quá thì xuân sắc để hướng sự nuối tiếc lại gần con người hơn. Tôi e suy luận này hơi rộng.
        Bài thơ mang sắc thái rõ nét của thơ Haiku đặc biệt là tính gợi trực cảm. Tính từ dài và động từ vụt khá đắc dụng. Nó làm cho cho khoảng cách thời gian từ bông hoa đến quả mướp nới rộng ra và động thái tìm lại cái xưa cũ của con ong thêm phần hăm hở, quyết liệt. Trong số mười một bài thơ bằng tiếng Việt trúng giải của đợt thi này, mỗi bài khai thác một chủ đề, mang một vẻ đẹp riêng, nhưng bài thơ Con ong và quả mướp của Tôn Thất Thọ xứng đáng vượt lên đầu giải.
        Nói như vậy không phải đã hết chỗ cần trao đổi thêm . Thiết nghĩ khúc Haiku này không cần có tiêu đề. Với mười một âm tiết của nội dung mà có đến năm âm tiết cho đề bài liệu có mất cân đối? Hãy thử bỏ đi cái tiêu đề xem có ảnh hưởng gì đến ý tưởng của bài thơ không? Tôi cho rằng chẳng những không mà còn mở rộng tầm cảm cho người đọc ra ngoài phạm vi mướpong nữa kia! Bài thơ tuy đã gợi được suy tưởng qua trực cảm nhưng gợi gần quá, ít lớp ít tầng suy tư quá làm cho người đọc thấy nhàn nhã khi thưởng thức; tính thâm triết của thơ Haiku bị hạn chế .
          Nói vậy thôi, bài thơ con ong và quả mướp của Tôn Thất Thọ xứng đáng với chỗ đứng của nó. Qua dấu hỏi đâu người tình xưa, người đọc có thể đưa dấu ấy đứng sau nhiều thứ....
                                                       Lý Viên Giao



Nhà thơ Lý Viên Giao, ngồi thứ ba

Tìm hiểu về cấu trúc 5 -7 - 5 trong thơ ca Nhật Bản
                                                  Lê Thị Bình
        Trong thơ ca Nhật Bản cấu trúc 5-7 chiếm vị trí chủ đạo. Tanka của Nhật có cấu trúc 5-7-5-7-7 (31 âm tiết chia ra 5 dòng), Haiku có cấu trúc 5-7-5 (17 âm tiết- chia ra 3 dòng, nhiều khi viết liền một dòng). Senryu cũng cấu trúc giống Haiku (5-7-5 và chia làm 3 dòng), Tođoitsu có cấu trúc 7-7-7-5 hoặc 5-7-7-7-5, Sedoka thì cũng theo cấu trúc 5-7-7 và 5-7-7 lặp đi lặp lại 6 lần (38 âm tiết- 6 dòng). Có lẽ đây là cấu trúc cơ bản và điển hình của thơ ca Nhật Bản gọi chung là Waka. Khi nối dài cấu trúc này được lặp đi lặp lại thành choka (trường ca) hoặc renga (liên ca). Manyoshu là tập thơ ra đời từ thế kỷ thứ 8, là tập thơ đầu tiên và tiêu biểu của nền thơ ca Nhật với hơn 4500 bài thơ trong đó phần lớn là Tanka (hơn 4100 bài). Đây là một bách khoa thư về văn hóa, con người và đất nước Nhật Bản cổ xưa.
        Tại sao thơ ca Nhật Bản lại ưa cấu trúc 5-7 như vậy? Người Nhật nhiều khi không phân tích được tại sao lại có cấu trúc này, chỉ thấy rằng đọc Haiku, Senryu, Tanka…cứ thấy hay, thấy tâm hồn yên tĩnh và thấy thích thú. Sự thực văn vần của Nhật tại sao lại lấy hình thức 5-7-5 thì có nhiều cách giải thích khác nhau.
        Tìm hiểu cho điều này tôi cũng bắt gặp suy nghĩ của các bạn nước ngoài khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và thậm chỉ cả của người Nhật Bản nữa. Qua tìm hiểu giải đáp của nhiều tác giả Nhật Bản tôi đã tìm được phần nào lời giải cho thắc mắc này.
        Nhìn chung mọi người Nhật đều đi đến một thống nhất rằng cấu trúc này có liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ và tình cảm của người Nhật. Và họ cho nó có nhạc tính cực kỳ hấp dẫn. Thông thường nhịp điệu của thơ được quyết định bởi âm luật, đặc biệt tiếng Nhật trong Tanka, Haiku …thì là nhịp 5-7 được qui định bằng số âm gọi là luật số âm.
         Nhịp 5-7-5 có một cảm giác đặc biệt nào đó đối với người Nhật, thậm chí có người cho rằng nó gắn bó máu thịt với người Nhật đến mức chắc có yếu tố di truyền. Thơ ngắn gọn nhưng nói lên nhiều góc độ của cuộc sống.
         Nhiều người Nhật lại cho rằng làm thơ theo định hình cấu trúc bắt buộc như  Tanka, Haiku, Senryu thì lại thấy hay, thấy thích và thậm chí dễ làm hơn là cứ để tự do thoải mái. Người ta lý giải rằng làm thơ theo định hình chặt chẽ này sẽ được nếm trải hai cảm giác: thứ nhất là ban đầu thì căng thẳng vì phải vắt óc ra để tìm âm cho khớp với cấu trúc nhưng khi tìm ra được những từ với các âm tiết tạo nên cấu trúc đó rồi thì lại có cảm giác thứ hai là sung sướng, mãn nguyện, được giải tỏa. Người Nhật thấy chấp nhận bị khống chế vừa phải lại phát huy được sức sáng tạo và có được cảm giác thành công hơn là khi để quá tự do thoải mái. Người sáng tác phải cố gắng biểu hiện một cách cực kỳ ngắn gọn, phải khổ công để tập hợp một nhóm âm theo cấu trúc 5-7 mà thôi. Triết lý sống này của người Nhật chắc không hẳn chỉ trong lĩnh vực sáng tác thơ ca.        Người làm thơ bị thách thức, qua thơ thể hiện cá tính và cái hay của thơ chính là ở chỗ đó. Tanka hay Haiku thì chỉ cắt một lát mỏng của toàn bộ câu chuyện dài, lại có âm điệu, ở sâu trong câu thơ có những khoảng trống để cho người đọc tự tưởng tượng. Cái hay của bài thơ là chỉ thoáng qua lát cắt tuyệt vời đó tưởng tượng ra toàn thể và thấy bề sâu của nó. Bắt người đọc phải cố gắng động não. Thông qua cấu trúc 5-7-5 âm, ý tác giả đã được chuyển tải. Lập xong cấu trúc này người làm thơ sẽ có cảm giác vô cùng hạnh phúc.
          Có tác giả tự phân tích bản thân và thấy khi sáng tác Haiku được trải nghiệm mấy cảm giác:
-         Cảm giác căng thẳng khi tập hợp cấu trúc 5-7-5
-         Cảm giác được giải tỏa và thư giãn khi đã giải quyết xong cấu trúc 5-7-5.
-         Niềm vui mình sáng tạo và niềm vui sâu sắc hơn khi mình được tham gia sáng tạo.
        Tác giả này đi đến kết luận: Nếu chấm điểm cho cấu trúc 5-7-5 thì sẽ cho điểm “sáng tạo”.
        Có người Nhật khác lại phân tích âm điệu của bài “con Ếch” nổi tiếng của Basho như sau:

Furu ike ya
Kawa  wakazu tobikomu
Mizu   Mizu no oto
Kìa Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước

           Toàn bài mỗi dòng đều có nhịp 4 phách:
Fu (1), rui(2) keya(3) (dấu lặng-4)
Ka (1) wazu (2) to (3) biko(4) mu
Mi (1) zuno (2) oto (3) (dấu lặng-4)
Chỉ thừa hay thiếu chữ một chút thôi thì nhịp sẽ dở ngay.
Nhân đó cấu trúc 3,3,7 nhịp cũng được tạo thành 4 phách.
Tantantan (dấu lặng)
Tantantan (dấu lặng)
Tantantantantantantan (dấu lặng)
4 phách là 4, 4 ô nhịp vì thế nhấn nhá rõ ràng, rất thú.
         Cố giáo sư tiến sĩ ngôn ngữ học Kindaichi Haruhiko đã trình bày trong cuốn “Tiếng Nhật Bản”(nhà xuất bản Iwanamishinsho), có thể tóm tắt đại ý như sau:
“Trước hết, lời nói (kotoba) đuợc tạo bởi đơn vị âm gọi là phách. Ví dụ cụm từ yamazakura (anh đào núi) được gồm các phách ya, ma, za, ku, ra. Từ góc độ phát âm mà xét thì đặc điểm của tiếng Nhật là có ít phách mà đơn điệu. Người Nhật phát âm những phách này bằng cùng một cường độ và âm điệu. Do đó người ngoại quốc thoạt đầu nghe tiếng Nhật cảm giác như nghe tiếng súng máy bắn vậy.
         Có lẽ vì các phách tiếng Nhật có khuynh hướng phát âm cùng độ dài nên người Nhật rất nhạy cảm với số âm. Chẳng hạn khi quên chữ viết tên của một người Nhật nào đó thì người ta thường nhớ là tên đó có 4 âm…quên tên tỉnh nào đó của Nhật nhưng lại nhớ đại khái là tên tỉnh ấy có 2 chữ như tỉnh Shiga, tỉnh Gifu…
         Ngược với người nước ngoài khi phát âm địa danh của Nhật Bản thì có vài âm kéo dài ra như “Yokoha-ma”, “Naga sa-ki” trong khi đó người Nhật lại gọi các tên đó ngắn từng phách một là “yo, ko, ha, ma” hay “na,ga,sa,ki”.
         Thơ ca Nhật Bản phát triển theo luật số âm, điều này chắc chắn xuất phát từ sự đơn điệu của các phách với độ dài tất cả như nhau.”
          Ông giải thích tiếp: “tiếng Nhật có đặc điểm là các phách được phát âm rất ngắn, do đó 1 phách rất khó nghe, vì vậy người ta hay dùng 2 phách thành một cụm. Ví dụ có thành phố Tsu ở tỉnh Mie, chỉ có 1 âm nên khi được hỏi Ông đi đâu đấy? trả lời “Tsu” thì hay bị hỏi lại “hả, đi đâu?”. Phải chăng ý thức được điều này nên người Nhật đã sáng tác ra thể thơ với những nhịp kết hợp ngắn dài? Ví dụ: “fu ru ike ya”(kìa cái ao cũ) sẽ là 2,2,1, hết một nhịp sẽ ngừng lại nghỉ, tạo ra nhịp điệu. Phần nhiều người Nhật không lựa chọn số chẵn là 4 hay 6 mà lựa chọn số lẻ là 5 và 7.”
         Ông khuyên nên tìm đọc cuốn “Bàn về nhịp điệu trong tiếng Nhật- Lý giải câu đố nhịp 7-5” của tác giả Sakano Nobuhiko (Taishukanshoten), trong đó tác giả đã khảo sát khá kỹ về vấn đề này.
         Nishimori một nhà nghiên cứu về Buson của Đại học Zatsurin đã nói: “Haiku là thể thơ ngắn với 17 ký tự. Những ám hiệu cực kỳ giản lược. Chìa khóa để giải ám hiệu đó chính là quí ngữ, do đóHaiku không thể không có qúi ngữ, nhịp điệu 5-7-5 có âm hưởng tốt nhất khi ngâm lên. Vì vậy Haiku phải có cấu trúc 5-7-5”. Đúng là nhịp 5-7-5 là yếu tố không thể thiếu trong thơ Nhật. . Chỉ với cấu trúc 5-7-5 âm mà thơ ca Nhật Bản đã chuyển tải thông tin từ cố xưa đến hiện đại, vô cùng hấp dẫn.
        Nhà trà đạo nổi tiếng của Nhật Senrikyu đã sáng tạo trong thế giới trà đạo khái niệm “Wabi, sabi”, còn Basho thì sáng tạo thêm “Karumi”. Đúng là Haikai không thể thiếu Karumi. Phải chăng muốn nói rằng wabi, sabi lặn trong cái karumi hàng ngày.
         Có người lại so sánh với Hán thi và cho rằng Haiku hình như cũng có nhập đề, có phần nhấn mạnh rồi kết luận, có gì đó giống như khởi, thừa, kết mà lại không phải câu khởi, câu thừa, câu truyền, câu kết như thơ tứ tuyệt của Trung Quốc. Tôi thì cho rằng nó hợp với tâm hồn người Nhật cũng như lục bát với người Việt Nam vậy.
         Có người Nhật cho rằng về âm luật của Haiku có lẽ không riêng tiếng Nhật mà Haiku làm bằng tiếng Anh cũng có âm điệu gì đó. Ví dụ câu “eating new potatoes the smell of earth”(Ăn khoai tây vụ mới, ăn cả hương đất trời). Câu này gợi cho tôi nhớ có đọc ở đâu đó một câu Haiku Nhật Bản nói rằng: “Khi ăn ngó sen ta ăn cả những cái lỗ trên đó”. Thật kỳ lạ.
         Hiện nay Haiku đã tràn ra thế giới, hiện Hiệp hội haiku thế giới đã có tới 42 nước tham gia với trên 130 hội viên, Haiku được sáng tác bới nhều ngôn ngữ khác nhau với nhiều tâm hồn của nhiều dân tộc. Việt Nam ta đã có 15 thành viên mới nhất tham gia Hiệp hội này vào đúng dịp ngày thơ Việt Nam năm 2012 vừa qua. Ông Natsuishi Banya giám đốc Hiệp hội Haiku thế giới trong cuộc trò chuyện với CLB Haiku Hà Nội đã nói: “Haiku hiện đại không câu nệ quí ngữ và không nhất thiết theo cấu trúc 5-7-5, tuy vậy nên cô đọng, ngắn gọn đến mức cao nhất sao cho nó truyền được tâm hồn và cá tính của người sáng tác. Ngôn ngữ Việt Nam giàu âm điệu chắc sẽ phù hợp với Haiku”. Kết thúc bài này tôi muốn dịch 2 câu Haiku thấy hay trên mạng mà chưa rõ tên tác giả:

Baiu sora wo
shinwa ni kaeru
tayori ari
Có tin gửi đến
Biến trời mưa dầm
Thành thần thoại
Hanatsu ya no
Gotoku meikuwa
Umare keri
Câu thơ hay
Vụt hiện
Như mũi tên phóng ra
Tác giả bài viết, người mặc áo dài (ngồi), tại hội nghị thành lập CLB Văn hoá Việt - Nhật 
 
Người Nhật đã thành công trong việc truyền bá Haiku, một chắt lọc văn hóa “nhỏ mà đẹp” của họ ra thế giới, liệu có bao giờ “thơ lục bát” của Việt Nam làm được điều này không nhỉ? Nhân nghiên cứu để viết bài này tôi đã đọc được một bài của tác giả Nguyễn Xuân Đức “Đi tìm nguồn gốc thể lục bát Việt Nam” và biết rằng Việt Nam cũng đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu về lục bát Việt Nam, thật đáng mừng.
                                      Xuân Nhâm Thìn
                                        Lê Thị Bình
                                 CLB Haikuviệtngữ Hà Nội
Can You Haiku?
CLB THƠ HAIKƯ VIỆT NGỮ
(Feb 25, 2012 3:03 PMPublicPageviews 4 5)


CLB THƠ HAIKƯ VIỆT NGỮ
trong vườn xuân Văn Miếu 2012

Năm 2012, là mùa xuân thứ tư CLB Haikư Việt Ngữ Hà Nội,cũng là năm thứ hai CLB được tham gia ngày thơ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong ngày hội thơ năm nay, chúng ta đã tích cực góp phần vào thành công chung của mùa lễ hội thơ mang tính toàn quốc này. Cho dù vừa  thiếu kinh nghiệm, vừa thiếu nhân lực, tài lực - không biết dựa vào đâu, tưởng như không thể tham gia ít ra như năm ngoái nếu như không quyết tâm cao và không có lực lượng trẻ. Các bạn trẻ của chúng ta đã gồng mình, biến khó thành dễ, từ chỗ không có gì trở thành có mọi thứ cần thiết để tham gia mở quán thơ của mình bên cạnh 16 CLB thơ khác. Bất ngờ và thú vị.
Trong ngày hội thơ lịch sử năm nay:
- 10 năm ngày thơ Văn Miếu
- 80 năm phong trào thơ mới ở Việt Nam
- Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất.
Chúng ta đã tổ chức  in ấn 1.500 tờ thiếp thơ trình bày trang nhã, hài hoà và ấn tượng ,những bản copy giới thiệu rộng rãi thơ Haikư Nhật Bản, thơ Haikư của các nhà thơ trên thế giới và thơ Haikư tiếng Việt, tiêu chí thơ Haikư Việt, 4 đại thụ Haikư Nhật Bản, 29 bài Haikư của thành viên CLB. Nhiều tác giả có thi phẩm xuất bản riêng đã  tặng khách thơ tại quán thơ  hơn 100 cuốn, gồm các anh chị Nguyễn Đăng Minh, Phan Hữu Cường, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Duy Quý, Phan Vũ Khánh, Cao Ngọc Thắng cùng nhiều thiếp thơ Haikư xuân in đẹp của Đỗ Tuyết Loan, Nguyễn Thị Kim, Đinh Nhật Hạnh… Điều đáng mừng là năm nay có rất nhiều bạn trẻ đến với quán thơ Haikư, vây quanh các hội viên CLB để tìm hiểu thể thơ này. Thật vui và bất ngờ ngay cả với khách nước ngoài Điều bất ngờ nhất là sự kiện ông Ban'ya Natsuishi, giám đốc Hiệp Hội Haikư Thế Giới – WHA đã tìm đến quán thơ Haikư Việt Ngữ để thăm, tìm hiểu và giao lưu từ sáng đến tận chiều. Sau đó, ngày 7 tháng 2 CLB đã tổ chức thêm một buổi gặp gỡ vị sứ giả của Haikư Nhật Bản đầu tiên này. Đường bay ra thế giới của chúng ta có lẽ rộng mở từ đây.
Hai bạn trẻ Thanh Tùng và Đinh Trần Phương thật nhiệt tình. Tiến sĩ Mai Liên trong 2 bài viết  cô đọng về Haikư Nhật bản và Việt nam đã bình giải một số bài  Haikư mà chị tâm đắc. Nhà thơ Lê Thị Bình đã tranh thủ tuyển chọn và dịch ra tiếng Nhật các bài Haikư của 29 thành viên trong CLB làm quà tặng cho khách thăm quán thơ trong ngày hội.
Ngày 7 - 2 – 2012, cuộc giao lưu thứ hai ở số 1 Liễu Giai với ông chủ tịch CLB Haikư thế giới, ông Ban'ya Natsuishi được chuyên gia tiếng Nhật Lê Thị Bình và tiến sĩ Hồ Hoàng Hoa phiên dịch rất thành công.
Các hội viên CLB đã tặng khách quý Nhật Bản nhiều món quà có ý nghĩa:
Hai tác phẩm Haikư tập thể, nhiều tập thơ cá nhân, thiếp thơ Haikư, lọ hoa gốm sứ Bát Tràng, trà Tân Cương Thái nguyên… và một số ấn phẩm thơ của CLB thơ HaikưViệt thành phố Hồ Chí minh. Đáp lại thịnh tình của chủ nhà, ông Ban’ya Natsuishi thay mặt Hiệp Hội Haikư quốc tế đã tặng 4 tập thơ Haikư đương đại và một một đĩa sơn mài Nhật Bản.
Sau khi thảo luận với ông chủ tích Hiệp Hội HaiKư thế giới, đã đi đến thống nhất:  15 thành viên của Haikư ViệtNgữ gia nhập Hiệp Hội Haikư quốc tế WHA, ngay trong ngày 7 tháng 2 năm 2012;  giáo sư Lưu Đức Trung từ thành phố HCM gọi điện chúc mừng và cũng đăng ký gia nhập cùng. Tiến sĩ Lê Đăng Hoan, nhà thơ Vương Trọng cùng tham gia  tọa đàm. Tiến sĩ trẻ Đinh Trần Phương đã biên soạn các tư liệu về 4 đại thụ Haikư Nhật Bản, in lại bài tuyên ngôn Haikư Việt của nhà văn Nhật Chiêu. Nhà thư pháp trẻ Thanh Tùng viết hàng chục bản thư pháp để tặng khách tham quan.
Một sự kiện đáng ghi nhớ nữa trong ngày thơ năm nay chúng ta nhận được giải thưởng loại C về các tác phẩm tham gia ngày thơ Việt Nam năm ngoái. Tiếp là tiến sĩ Lê Đăng Hoan, một thành viên  CLB cũng được giải thưởng thơ dịch của Hội Nhà văn Việt Nam . Nói chung, bước đi của chúng ta đã có những thành công và đúng hướng.

   Đinh Nhật Hạnh
Chủ nhiệm CLB thơ Haikư Việt Ngữ

DSC02825.JPG

Các chủ nhiệm CLB thơ nhận phần thưởng của ban tổ chức ngày thơ lần thứ X . Ảnh nguồn: blog ĐìnhBắc
Hình ảnh buổi giao lưu với ông chủ tịch Hiệp Hội thơ Haikư thế giới
(Feb 17, 2012 11:19 AMPublicPageviews 2 1)
Ngày 7-2-2012, tại số nhà 1, phố Liễu Giai, Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu với ông Ban'ya Natsuishi, chủ tịch Hiệp hội thơ Haikư thế giới nhân dịp ông sang dự Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất tại Việt Nam. Dưới đây là một vài hình ảnh trong buổi đó.



trao khuc tuong niem nan nhan vu  dai dia chan 11.03.11.jpg

Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh tặng bức thư pháp của CLB cho ông Ban'ya Natsuishi

trao tang pham (chiec dia son mai NB)(1).jpg

Nhà thơ Lê Thị Bình nhận tặng phẩm ông Ban'ya Natsuishi trao tặng CLB. (chiếc đĩa sơn mài Nhật bản).

Anh Hạnh ảnh mới.jpg

Bìa tác phẩm thơ của Hiệp Hội thơ Haukư thế giới tặng cho CLB

Dia son mai [1280x768].jpg

Chiếc đĩa sơn mài Nhật Bản

IMG_4616 [1280x768](1).jpg

Chụp ảnh chung trước lúc chia tay
Ảnh do nhà thơ Đinh Nhật Hạnh cung cấp
Đôi nét về giáo sư, Haijin NATSUISHI BANYA
Hai jin NATSUISHI BANYA tên thật là INUI MASAYUKI sinh ngày 3-7-1955 tại tỉnh Hyogo - Nhật Bản. Ông hiện là giáo sư  dạy tiếng Pháp của bộ môn Pháp học đại học Meiji  từ năm 1992 đến nay.
Banya đuợc cho là người có công khai phá con đường đưa Haiku ra thế giới với nhãn quan quốc tế khác với trường phái Haiku thủ cựu trước đây.
Từ năm 1998 ông cho ra đời tạp chí “Ginyu” (ngâm du) và làm người phụ trách (xem www.geocities.jp/ginyu_haiku).
Tháng 9-2000 ông sáng lập Hiệp hội Haiku thế giới ở Slovenya và làm giám đốc của Hiệp hội này (xem www.worldhaiku.net). Hiệp hội hoạt động đa dạng như giao lưu giữa các nhà thơ và Haijin của các nước, dịch Haiku, tổ chức các Đại hội Haiku ở các nước quay vòng 2 năm 1 lần, tháng 9 năm 2011 đã tổ chức Đại hội hiệp hội Haiku thế giới lần thứ 6 tại Tokyo.
Trong cuộc tiếp xúc với nhóm Haiku Việt Hà Nội tại Văn Miếu nhân ngày Hội thơ Xuân ở Văn Miếu 5-2-2012 ông Banya cho biết hiện Hiệp hội Haiku thế giới có 41 nước tham gia với trên 120 hội viên. Dự kiến năm 2013 Đại hội Haiku thế giới sẽ tổ chức tại một nước ở Nam Mỹ. Về hội phí của hội viên ông Banya cho biết mỗi hội viên châu Á tham gia sẽ đóng hội phí 10 USD/ năm.
Năm 2007 ông thành lập Lễ hội thơ Tokyo (Festival Poetory Tokyo) và làm chủ tịch quản trị của Hiệp hội này.
Năm 2008 ông tổ chức Festival thơ quốc tế qui mô lớn lần đầu tiên tại Nhật Bản
Năm 2010 ông giảng về “Haiku thế giới” ở bộ môn văn học Đại học Tokyo .
Tên Banya Natsuishi nổi tiếng trong văn học thế giới ở các nước hơn là ở trong nước Nhật.
Ông có nhiều sáng tác, bình luận, nghiên cứu về thơ và Haiku bằng tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Anh.
Ông Banya đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về sáng tác, bình luận nghiên cứu về thơ và Haiku.
Vợ ông bà KAMAKURA SAYUMI sinh năm 1953 cũng là một Haijin người tỉnh Kochi- NB, vốn là giáo viên tiểu học tỉnh Saitama, hiện nay bà được đánh giá là Haijin đứng đầu trong các nữ Haijin trường phái Haiku hiện đại Nhật Bản. Bà cùng chồng là Natsuishi Banya phụ trách tạp chí “Ginyu” - một tạp chí ra hàng quí- với tư cách biên tập đồng thời là kế tóan của Hiệp hội Haiku thế giới.
Bà có nhiều tập haiku sáng tác từ năm 1984 và bà tham gia nhiều hoạt động giao lưu quốc tế về Haiku từ năm 2000 đến nay.
                                                        Lê Thị Bình
                                                        (Giới thiệu)

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Hoạt đông của CLB thơ HaikưViệtNgữ tại ngày thơ lần thứ X
(Feb 6, 2012 3:10 PMPublicPageviews 1 1)
CLB thơ Hai Kư Việt Hà Nội tham gia ngày thơ Việt Nam lần thứ X (2012) tại Văn Miếu - Quốc tử Giám năm nay. Đây là năm thứ hai BLB có một quán thơ tại lễ hội mang tính văn hoá toàn quốc này. Là một trong 16 CLB thơ được Hội Nhà văn VN mời tham gia mở quán thơ tại Văn Miếu. CLB đã đem tới những ấn phẩm mang ý nghĩa đặc trưng của mình. Tác phẩm thơ in chung: “Thơ Haikư Việt”, do Hội Hữu nghị Việt - Nhật phối hợp với NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2011; các tác phẩm in riêng của các tác giả Đinh Nhật Hạnh, Lê Thị Kim, Nguyễn Duy Quý, Phan Vũ Khánh… và hàng ngàn ấn phẩm phổ thông khác của CLB. Quán thơ Haikư Việt Ngữ đã được các nhà thơ Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Vũ Quần Phương, Tạ Vũ, Phạm Đức… tới thăm và trao đổi về sáng tác. Đặc biệt, còn có cuộc thăm của giáo sư Nhật Bản Hai jin NATSUISHI BANYA, ông là người sáng lập ra Hiệp Hội Haikư thế giới ở Slovenya. Ông đã cùng giao lưu với ban chủ nhiệm nhiều giờ, mạn đàn về thơ Haikư thế giới thông qua lời dịch của chuyên gia tiếng Nhật Lê Thị Bình khá ấn tượng.
Ngày mai, ngày 7 - 2- 2012,  ông Hai jin NATSUISHI BANYA sẽ có cuộc giao lưu với toàn thể các thành viên BLB thơ Haikư Việt Ngữ tại số 1 phố Liễu Giai, Hà Nội.
Dưới đây là một vài hình ảnh của BLB tại ngày thơ lần thứ X.    



Nhà thư pháp Thanh Tùng, nhà thơ Nguyễn Đăng Minh, lão nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, nhà thơ Lê Thị Bình, Nguyễn Duy Quý...

IMG_7443.jpg


IMG_7442.jpg

GS. NATSUISHI BANYA và lão nhà thơ Đinh Nhật Hạnh tại quán thơ HaikưViệtNgữ

IMG_7443.jpg


IMG_7410.jpg

Tác giả thư pháp Thanh Tùng
Ảnh Lê thị Bình
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012


Trang thơ xuân CLB Haikư việt Hà Nội
(Jan 17, 2012 7:31 PMPublicPageviews 2 2)
Thơ xuân 2012

LÊ THỊ BÌNH
1. “Cụ” đồ trẻ
Múa bút lông
Giữ hồn xưa
2. Ngàn bông hoa
dâng nhuỵ
Hương trà
3. Dây bìm bìm
Hoa tím
Bãi cỏ hoang
           LTB
**********

LÊ ĐÌNH CÔNG
1. Đêm đông
Tìm rơm quấn mộng
Gió sổng đồng hoang
2. Rơi cánh sen tàn
Thành con đò mỏng
Chao sóng hồ mưa
3. Tôi lại quét lá vàng
Quét mùa thu
Về lối cũ.
            LĐC
************

PHAN HỮU CƯỜNG
1. Quất rụng
lá còn xanh non
hương vương trong rượu
2. Tóc mẹ buông
mây trùm đỉnh núi
hạt mưa rơi
3. Cất vó đêm trăng
trăng lăn trong vó
kéo lên lọt trăng
            PHC
**********

VÂN ĐÌNH1. Mùa xuân
Xào xạc ngoài sân
Lá rụng
2. Thắm hoa đào
Cánh én chao
Chào Tết
3. Đêm giao thừa
Bập bùng ngọn lửa kể chuyện xưa
Xuân về trong mắt

                VĐ
**********

NGUYỄN VĂN ĐỒNG 
1.
Đào nhú nụ hồng
Em ửng má
Nồng xuân
2.
Túi thơ
Bầu rượu
Nồng mơ 
3.
Chim hót trong lồng
Vướng nan tre
Rè 
4.
Phố đông
Người lạ
Nhớ quê
NVĐ
**********

NGHIÊM XUÂN ĐỨC
1. Gió Xuân vương hương
Hương thời xa vắng
Hương những nẻo đường
2. Chim én lại về
Ríu ran ngang trời
Mắt người thoáng vui …
3. Tháng Giêng rét đài
Tháng Hai rét lộc
Tháng nào rét hoa …
                           NXĐ
**********

LÝ VIÊN GIAO
1. Mượn gió đông
Gọi sắc hồng
Cành đào cũ
2. Hoa trôi về phố
Mắt ngước theo trời
Mưa xanh rơi rơi
3. Cánh mai vàng
Ngỡ ngàng
Mắt lạ
                   LVG
**********

ĐINH NHẬT HẠNH
1. Tầm xuân
theo suốt cuộc đời
Đường hoa
2. Mưa vẫn tầm xuân -
lất phất 
Nắng còn say lắm, hoa cau
3. Quả táo địa đàng -
cắn chung
nửa ngọt
          ĐNH
**********
HỒ HOÀNG HOA
1. Năm tháng trôi qua
Mùa xuân không trở lại
Đem theo những dai khờ
2. Đông sang
Bàng rụng lá
Nhớ thu vàng Tyodo
3. Thu sang – bàng đỏ lá
Nhớ tuổi thơ
Biết đến bao giờ
            HHH
***********

HOÀNG XUÂN HỌA
1. Mùa xuân đi
ai biết mà tìm
tìm gì ở cánh chim
2. Thác trắng trời
Ba Vì nghiêng
cánh én
3. Ta và Sông Ngân
cùng đổ          
tràn xuân
         HXH
**********
LÊ ĐĂNG HOAN
1. Đàn bò gặm cỏ
Căng tròn mùa xuân
Trời yên lặng gió
2. Nụ hôn vội vàng
Chuông điện thoại
Cắt ngang!
3. Hát muối
Góp vào nồi canh
Mặt tình giáp hạt
             LĐH
***********

PHẠM CÔNG HỘI
1. Em dậy trời còn ngủ
Chim thức giấc
Bóng em lên non
2. Chiếc xẻng anh xoay
Đắp đập lòng hồ
Cây xanh đồi trọc
3. Đêm Giao thừa se lạnh
Chuông reo bừng tỉnh giấc chiêm bao
Người phương xa thì thào
                        PCH
**********

LAM HỒNG
1. Treo tờ lịch mới
Đón mùa xuân tới
Ngập tràn niềm vui
2. Mai vàng nở sớm
Xuân chưa sang
Vội vàng lỡ hẹn
3. Ta uống ánh trăng
Cho lòng sáng mãi
Với đời - với trăng
                LH
**********

NGHIÊM VŨ KHẢI
1. Si già
Rễ trùm ghạch cổ
Cổng làng ta
2. Mái đình
rêu phong
Cõi lòng ngày xưa
3. Ước – có phép tiên
Làm con sóng yên
Biển lặng
          NVK
**********

PHAN VŨ KHÁNH
1. Mây mẩy đêm
đào hoa nhú
nắng Nhật Tân em.
2. Gà gáy
gối chung chiêng
trăng ngủ vùi
3. Mắt người đi
Màu tri kỉ
Đáy ly
       PVK
**********

LÊ THỊ KIM
1. Lưng còng che sương
mẹ nhường
Xuân thắm
2. Mai nơ nụ tuyết
trắng ngần
mùa Xuân
3. Mưa giăng mắc
tóc mẹ bạc
trắng ruộng cần
                   LTK
***********

NGUYỄN NGỌC LIỄN
1. Hai Táo Ông
Một Táo bà
Tình yêu tay ba
2. Giao thừa
Pháo hoa rực rỡ
Thêm tuổi nữa
3. Đào Nhật Tân
Quất Quảng Bá
Nhuộm mùa xuân.
               PNL
**********
ĐỖ TUYÊT LOAN
1. Gió xuân mơn man
rủ buớm vàng
chơi chợ Tết
2. Thung Mơ hoa say
Êm nhung
Mềm lụa
3. Bãi cỏ tơ non-
Đôi ngựa hồng
giớn nắng
           ĐTL
**********

NGUYỄN ĐĂNG MINH
1. Nghe triệu năm nhũ đá
Tí tách ngọn nguồn dòng sữa mẹ
Con cá nhỏ tung tăng
2. Khi giọt xuân khô héo
Ve ngân lịm tắt cõi lòng ai
Thảng thốt trời lá rụng
3. Cánh anh đào ửng hồng
Sáng đất, sáng trời xuân Hà Nội
Đào mai xin kết duyên
                   NĐM
**********

ĐẶNG TƯƠNG NHƯ
1. Vòng bạc em đeo
Vành trăng treo
cổ cao ba ngấn
2. Đàn đáy rung tơ
Sông xuân phách nhịp
Sóng vỗ ca trù
3. Nụ cười sơn nữ
Treo hồn lãng tử
lên vành trăng thanh
                     ĐTN
**********

PHÚC OANH
1. Mờ ảo khói sương
lạc mất con đường
tìm về lối nhỏ
2. Mưa giông
chiều vỡ
nụ cười em
3. Rong chơi
em và mặt trời
đuổi bắt
        TPO
***********

ĐINH TRẦN PHƯƠNG
1. Chiều về
trên những cánh hoa
năm dần qua
2. Ngày xuân
hơi thở khập khiễng
chú chó bị đau chân
3. Ngày phơi quần áo
từng đường xuân mảnh vô hình
đàn én nhỏ bay đi
                        ĐTP
**********

NGUYỄ DUY QUÝ
1. Nụ hoa khô
Hai mươn năm
Nhoè trang vở học trò
2. Gió đùa ngọn cao
khẽ nào
chim còn ngủ
3. Trời xanh chim tung cánh
Tha hồ chim bay đi
Nối đàn cim bay đi
                 NDQ
***********

CAO NGỌC THẮNG
1. Hoa gạo đỏ
Sấm ì ầm
Lúa trổ bông
2. Gai hoa hồng
Vết xước
Ngát hương
3. Đám cỏ may
Hoa rụng
Chân đê ấm hới người
**********
      VƯƠNG TRỌNG
      Quê xưa nơi nao
Làng lâu năm về lại
Khác làng trong chiêm bao

2. Khói nhàn bay
Hoa đại rụng
Tiếng mõ rỗng chiều

3. Vị sư, tượng phật
Khoảng khắc
Ngàn năm

4. Sâm cầm bay lên
Hồ Tây bất chợt
Gió hương sen.

5. Nắng ấm
Thị chín vàng
Vườn nhiều cô tấm.
               VT
**********
TRẦN TRUNG
1. Bướm bay
Đậu vào bướm
Xuân đầy
2. Gió bấc – trăng xa
Cánh tay ngà
Bao giờ tới
3. Đồi nhấp nhô
Vú tròn thiếu nữ
Tango.
           TT
********** 

LÊ ANH TUẤN
1. Nắng xuyên kẽ lá
hoa Lay động cành
sáng nay Xuân đến
2. Em ở xa
mưa Xuân lạnh
khách không nhà
3. Tết năm đó
một cành đào nhỏ
thắm tình Xuân em

              LAT
**********

THANH TÙNG
1. Về thăm mùa đông
ấm lòng
bên căn nhà cũ
2. Dòng sông quê
em tắm
mái tóc buông dài
3. Ôi chậm lại nào
Thơm ngát mùi hương
vườn bưởi bên đường.
                  TT
***********

PHÙNG GIA VIÊN
1. Quấn chân
Sợi rơm vàng
Dáng mẹ

2. Hạt cơm từ bi
Đẫm đời mưa nắng
Lời cha mầm xanh
3. Biển nhớ
Lệch bờ
Hạt cát
            PGV
**********