haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Chùm thơ hưởng ứng Nguyệt san Haikư Việt Hà Nội


LÝ VIÊN GIAO

Chiều 
*. Mây rong chơi
Dìu mặt trời
Về núi vắng

*. Gió du ca
Sóng nhập nhòa
Thuyền neo bến tím

*. Chuông thu không
Gió mượt đồng
Chân bước vội

*. Vạc mở cánh bay
Cò vin cành uốn
Trao nhau ngày muộn

*. Tóc phai sương
Lòng vấn vương
Ai tiếng lạ


Rượu

**. Giọt giọt trong
Thấm đáy lòng
Trời bừng thức

**. Một giọt máu hồng
Một chén rượu trong
Lời nguyền tryền kiếp

**. Dốc ngược be sành
Tưới đẫm cỏ xanh
Cho ngày xưa khát

**. Gật gù chạm bát
Một chùm sung chát
Đưa đời lên tiên

**. Rượu đầy
Lời bay
Dạ cạn .
          Lý Viên Giao

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Hai chùm thơ tham gia Nguyện San Haikư Việt Hà Nội


LÊ THỊ BÌNH
- Chim mới ra ràng
Chuyền cành
Ngước nhìn trời xanh


- Lắng nghe trái tim
Lặng nghe hơi thở
Nắng hè xôn xao

- Nước hồ xanh
Con cá quẫy
Hồn vào thu
                              Hè 2012- Asagao
                                  Lê Thị Bình
===================


LÊ ĐÌNH CÔNG
1/ BAN MAI , TỜ LỊCH
    NHÁY MẮT
    XIN CHÀO !

2/ XÉ LỊCH MỖI NGÀY
    XÁC THỜI GIAN
    ĐAU TRÊN TAY !

3/ GIỌT GIỌT ĐÊM MÁI TÔN
    ĐIỆP KHÚC BUỒN
    KỂ MÃI ...

4/ ĐỒNG GẶT XONG
    HỂ HẢ 
    ĐƯỢC MÙA !

5/ MÊ NÓN CŨ 
    VEN ĐƯỜNG 
    NÀO ĐÃ HẾT NẮNG SƯƠNG !

6/ HOA THƠM KẼ ĐÁ
    THÔNG GIÀ 
    NGẢ NGHIÊNG 

7/ NGỌC CHÌM
    RÁC NỔI
    NƯỚC TRÔI !

8/ CHIM SÂU KẼ LÁ
    ÔI CHIM BÉ QUÁ
    SÂU RỪNG MÊNH MANG !

9/ MẸ GỒNG CHUỐI LỚN
    THÔI MẸ BỊ ĐỐN
    THƯƠNG CHUỐI CÒN XANH !

10/ MƯA LỚN
     GỘI SẠCH BẨN
     NHỮNG CÂY CAO 

                          6/ 2012
                       Lê Đình Công

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Bước đầu nhiều khới sắc


 (Điểm tập “Thơ Haikư Việt”, NXB Hội Nhà văn - 2011)

29 tác giả yêu thích thơ Haikư có chung ngôi nhà mang tên CLB thơ Haikư Việt Hà Nội. Trong ba năm hoạt động và sáng tác, nhiều thành viên CLB có tác phẩm in riêng, gồm Phạm Công Hội, Nguyễn Thị Kim, Phạm Ngọc Liễn, Phan Vũ Khánh, Nguyễn Duy Quý… nhiều người đã sáng tác hàng trăm bài, có người vài trăm bài. Từ đó họ chọn ra mỗi người 10 bài, tập hợp lại thành một tác phẩm thơ xinh xắn, phong phú, mỗi người mỗi giọng điệu với nhiều cảm xúc mới mẻ khơi gợi, hồn thơ Việt nhập thể Haikư gắn kết thăng hoa với dáng vẻ lung linh sắc màu.

           Haikư, một thể thơ đặc trưng Nhật Bản, được coi là thể thơ ngắn nhất thế giới, kiệm lời nhất thế giới hiện nay; thơ Haikư chủ yếu gợi để người đọc liên tưởng. Nhiều người nghiên cứu thể thơ này cho rằng: HaiKư là thể thơ gò bó trong việc dùng từ. Tỷ như không được dùng tính từ, trạng từ; buộc phải có quý ngữ (bốn mùa). Tuy gò bó vậy nhưng chẳng ai nản lòng. Hầu như tất cả vẫn thổi được ngôn ngữ Việt vào thể thơ này làm nên những khúc Haikư đậm phong vị Việt: 

        - “Nụ đào tủm tỉm-

        Bướm ơi,

        hượm nào”                                 
               (Đinh Nhật Hạnh)

Nụ đào chưa nở, đang như một cô gái còn e lệ mà chú bướm đã vội…! Chữ “hượm nào” thật đắt, gợi nhớ tới việc làm vội vàng nào đó: Hượm nào, chờ chút. Hượm nào, gì mà vội thế…? Liên tưởng tới sự “háu ăn” của kẻ phàm phu tục tử.

        Một nét hồn quê thiêng liêng nghìn đời nay là cái cổng làng, bất cứ người Việt Nam nào dù đi đâu, ở đâu xa vẫn thầm nhớ về trong thức ngủ. Chỉ với ba câu thơ, lời ngắn nhưng ý tứ không hề ngắn. Câu dài nhất không qua bốn từ, câu ngắn chỉ hai từ, nhà thơ Nghiêm Vũ Khải đã vẽ lên cái cổng làng cổ kính, rêu phong chứa đựng nỗi nhớ quê hương da diết:

        -“Si già

        Rễ chùm gạch cổ

        Cổng làng ta
Ba chữ: “Cổng làng ta” gieo vào tâm thức, đọc rồi thấy xao xuyến,  nhớ quê vô cùng.               

        Tôi thích cảm những câu thơ man mác dưới đây:

        -“Hồ Tây sớm

        nụ sen chưa nở

       hương hãy còn mơ
                     (Đặng Tương Như)

Nhà thơ Đặng Tương Như thật tinh tế, quang cảnh hồ Tây buổi sáng mênh mang huyền ảo là thế mà anh mô tả bằng hình tượng “nụ sen chưa nở” đầy hàm chứa. Hàm chứa ở câu: “hương hãy còn mơ”.

       Bài Haikư sau đây của nhà thơ chuyên nghiệp Vương Trọng, tuy nhà thơ không chỉ rõ đó là mùa nào, quý nào trong tứ quý nhưng đọc xong ta có cảm giác đó chính là một chiều mùa hạ trên triền đê quê:

      - “Chạy gió

      Nụ cười trẻ nhỏ

      Vút lên cánh diều.
Hai tiếng “Chạy gió” rất lạ! Hình ảnh “chạy gió” làm người đọc hình dung thấy những đứa trẻ cầm dây diều chạy ngược chiều gió cho con diều bay với  nụ cười sung sướng, và nụ cười ấy vút cánh diều bay đi, bay cao theo những ước mơ…

       Lớp trẻ, như Phúc oanh, Thanh Tùng, Đinh Trần Phương đang thử bút nhưng cũng để lại nhiều ấn tượng:

-“Thung lũng sương

dải lụa

xõa vai gầy.

       (Phúc Oanh)

Một thung lũng sương trông như dải lụa xõa xuống vai gầy cảm thấy đẹp nhưng đầy trăn trở. Trăn trở bởi dải lụa, thung lũng sương tương phản chiếu với vai gầy.

- “Mất điện

em ngủ ngon lành

gió từ tay anh.

            (Thanh Tùng)

Phải nói rằng ý tứ bài thơ khá thú vị. Mùa hè mất điện là chán nhất. Giá mà ông nhà đèn đừng làm mất điện thì hai ta cùng được ngủ ngon một giấc say. Trời làm nóng nực, người làm mất điện, anh phải thức ngồi quạt cho em ngủ. Câu: “gió từ tay anh”, một câu thơ có tìm tòi.

       Về bạn thơ trẻ Đặng Trần Phương, trong bài số 2 của bạn tôi thích câu: “Cựa mình bóng trăng”.


       Mảng thơ thế sự còn khiêm tốn, ít được khác thác. Đề tài thế sự là muôn thuở của thơ ca. Thơ ca chỉ mơ mộng quanh quẩn trong cái thế giới hẹp mây gió, bướm ong quên đi những vấn đề bực xúc của cuộc sống thì thơ ấy chỉ để thù tạc hoa lá cành cho vui khi “trà dư tửu hậu”; thứ thơ ây chẳng phục vụ ai, chẳng thể làm mới được cuộc sống, đã không làm gì cho cuộc sống thì thơ còn ý nghĩa gì, trong lúc loài người đang tiềm ẩn cái ác, tội ác.  Trong tập “Thơ Haiku Việt” có đôi bài về thế sự có độ rung nhất định:

- “Kẻ xuống người lên 

Thay người đổi chỗ      

Ghế cũ rách mòn!
                    (Lê Đăng Hoan)

Hay:

-“Bé bán báo ngày

ôm trên tay

tình đời muôn ngả.
                      (Nguyễn Thị Kim)

Hoặc:

- “Bà lão ăn xin

Nghiêng chấm than(!)

Mồ hôi- hè thanh thoát.
                    (Trần Trung)


-“Bé gái nằm đầu hè

Như quằn quại xác ve

Lột xác lên tiếng hát.
              (Nghiêm Xuân Đức”

Tôi tin, trong tương lai thơ Haikư sẽ có một đời sống riêng tại Việt Nam. Thể thơ này sẽ song hành tồn tại với các thể thơ truyền thống Việt Nam khác.

                                         Hải Xuân       
                              

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

SAY THƠ SAY ĐỜI



Nhật Chiêu

Lênh đênh trên hồ Ba Bể ngắm trăng với nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, bỗng dưng tôi quên mất tuổi của anh.
Cũng như trăng, dường như anh không có tuổi.
Anh lúc nào cũng như say. Say không cần rượu.
Nhưng cần trăng, cần hồ. Và những cánh hoa. Và những cánh chim. Và những giấc mộng. Và những nụ cười…
Để anh biến những điều đó thành thơ. Để say.
Bằng lăng, bằng lăng
lại bâng khuâng tím
vầng trăng Tây Hồ.
Trong một điệu thơ nửa haiku nửa lục bát ấy, anh say với một màu tím nửa hư nửa thực.
Ngõ nhà anh có bằng lăng, có hồ, có trăng.
Vì thế có “hoa ngõ hạnh”, có Nhật Hạnh và có thơ. Một điệu thơ rất say.
Ngõ nhà anh có chim sẻ. Và vì vậy có mùa yêu. Ta thấy anh say với tình yêu chim sẻ.
Đôi sẻ mùa yêu
- nhấp nhô
nhấp nhổm.
Có ai làm thơ về chim sẻ như anh? Rất “phàm” phải không? Rất “trần” phải không? Nhưng mà “rất yêu” nữa chứ.
Ôi, đôi sẻ ấy mới mẻ làm sao mà cũng nghìn đời đê mê ân ái!
Chẳng ai ngờ đó là thơ của lão trượng đã quá tám mươi!
Say thơ say đời nhưng nhà thơ không quên những nỗi đau nhân thế, những địa chấn ở rất xa ngõ nhà mình:
Nơi này vườn trẻ -
mới hôm qua thôi
- Mẹ đây, con ơi!
Nhà thơ như nghe được tiếng kêu bi ai từ xa xôi nghìn trùng.
Bởi vì say thơ say đời chính là Tình Yêu.

N.C.