haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

THÔNG BÁO VỀ CUỘC HỌP CLB THÁNG 11-2013


                                                                         Lê Thị Bình

Sáng ngày 23-11-2013 CLB Haikư Việt HN họp thường kỳ tại 16 Cao Bá Quát. Đây là trụ sở của Hội hữu nghị Việt- Nhật thành phố Hà Nội, đây cũng là địa điểm mà lần đầu tiên CLB Haikư Việt HN họp. Cuộc họp có mặt 20 thành viên CLB. Nội dung họp lần này gồm có:
1-    Việc gia nhập Hội hữu nghị Việt- Nhật thành phố HN của CLB: Sau  khi nghe ông Đinh Nhật Hạnh, chị Lê Thị Bình trình bày về lý do CLB sẽ làm thủ tục thành lập Chi hội thuộc Hội hữu nghị Việt- Nhật TP và đọc Quyết định phê duyệt Điều lệ Hội HN Việt - Nhật của UBND TP. HN và nội dung chính của Điều lệ cũng như Đơn xin thành lập Chi hội Hữu nghị Việt- Nhật TP. HN; 100% thành viên có mặt đã tán thành việc này.
Ông Hạnh nêu rõ: Một mặt CLB vẫn là thành viên của CLB Văn hóa Việt - Nhật thuộc Hiệp hội hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản Việt nam. Ban chủ nhiệm CLB sẽ làm thủ tục để ông Phạm Quốc Trường chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Nhật Hà Nội ra quyết định. Chị Bình sẽ gửi qua Email mẫu đưon xin cũng như Điều lệ Hội để các thành viên đọc kỹ thêm. Sau khi hoàn tất thủ tục, trở thành Chi hội của Hội hữu nghị Việt - Nhật Hà Nội,  về cơ bản CLB sẽ họp định kỳ tại phòng họp của Hội tại 16 Cao Bá Quát và văn phòng Hội sẽ giúp chuẩn bị phòng họp khi được thông báo trước.
2-    Chị Đinh Thị Hồng Sim đại diện văn phòng Hội hữu nghị Việt- Nhật Hà Nội, tham dự cuộc họp đã có lời chào CLB.
3-     Vấn đề xuất bản Nội san CLB: Sau khi trao đổi các góc độ của việc ra Nội san CLB, các thành viên thấy rằng nếu tiếp tục ra 2 số một năm như hiện nay thì sẽ khó khăn về tài chính và cả người làm cụ thể do vậy quyết định từ năm 2014 sẽ chỉ ra 1 số Nội san một năm nhưng vẫn đảm bảo in ấn đẹp, trang nhã và chất lượng. Các thành viên tích cực gửi bài cho Nội san 4, chủ đề năm Ngọ, 4 mùa và các vấn đề khác, hạn nộp cuối cùng là 15/12.2013. Trước mắt mỗi thành viên sẽ đóng góp 300.000 đông để chuẩn bị xuất bản Nội san số 4 vào mùa xuân 2014 (trước Tết âm lịch). Chị Như Trang đã thu ngay được 14 thành viên và 4 thành viên Nha Trang đã gửi ra cho bác Hạnh nữa là 18 người (có danh sách kèm theo). 
4-    Về vấn đề tài chính của CLB: Hiện nay người phụ trách tài chính CLB có khó khăn vì vậy chị Bình tạm thời nhận giúp làm khâu này cho đến khi có người làm ổn định. Chị Như Trang do ở Bắc Giang nên khó cập nhật, đã tạm bàn giao cho chị Bình. Nếu sau này chị Oanh khỏe hơn và chị Thoa có thể giúp được thì sẽ phụ trách việc này. Cùng với sổ sách bác Hạnh bàn giao chị Bình sẽ tổng hợp và thông báo chi tiết cho các thành viên CLB biết.
5-    Các hoạt động khác của CLB: Để chuẩn bị cho Ngày thơ VN năm 2014 và tọa đàm thơ Haikư Việt ông Hạnh đề nghị các thành viên tích cực tham gia theo phân công. Năm tới dự định sẽ ra tuyển thơ Haikư Việt của CLB vậy đề nghị các thành viên tích cực tuyển bài của mình nộp cho Ban biên tập.
6-    Việc đọc thơ của các thành viên: do thời gian đã hết nên việc đọc thơ của thành viên mới sáng tác hầu như đã không thực hiện được.

26-11-2013
Thay mặt CLB
Lê Thị Bình (tổng hợp)






Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Buổi sinh hoạt thường kỳ tháng 11 - 2013

9h sáng Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2013, tại số 16 phố Cao Bá Quát, Hà Nội. CLB thơ Haikư Việt Hà Nội có buổi sinh thường kỳ. Buổi sinh hoạt đầu tiên tại địa điểm mới. Theo như ông chủ nhiêm Đinh Nhật Hạnh công bố, kể từ buổi sinh hoạt tháng 11 năm 2013 trở đi CLB sẽ sinh thường kỳ tại đây. Và từ nay CLB sẽ hoạt động trong Trung tâm Văn hóa Việt - Nhật, trực thuộc Hội Hữu Nghị Việt Nam - Nhật Bản.
        Bà Đinh Thị Hồng Sim, thư ký Hội Hữu Nghị Việt Nam - Nhật Bản đã tới dự và phát biểu chào mừng CLB.
        Các nhà thơ có sách mới xuất bản tặng trong buổi sinh hoạt:
- Nhà thơ Cao Ngọc Thắng, tặng tác phẩm “Mùa không nhà” - NXB Văn học - 2013.
        - Nhà Thơ Nguyễn Đăng Minh, tặng tác phẩm “Thực và mơ” - NXB Giao Thông Vận Tải -2013.
        - Đặc biệt, giáo sư - nhà thơ Lưu Đức Trung, CLB thơ Haikư Việt Tp.HCM gửi ra hai tác phầm văn và thơ: “Hoa bìm bìm”(thơ) - NXB Hội nhà văn, 2013; “Một thời để nhớ”(văn)- NXB Đại học Sư Phạm, 2013.

Dưới đây là một vài hình ảnh buổi sinh hoạt kể trên:

Bà Đinh Thị Hồng Sim




Bà Đinh Thị Hồng Sim phát biểu


Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Các tác giả CLB thơ Haikư Việt Hà Nội nhận sách Thơ Bạn thơ III


Chủ nhiện CLB thơ Haikư Việt Hà Nội, nhà thơ Đinh Nhật Hạnh hay tin Thơ Bạn Thơ III có mặt tại Hà Nội, anh đã tức tốc đạp xe đến nhận

Vài ngày sau, nhà thơ Đinh Nhật Hạnh dẫn các thành viên: Đinh Trần Phương, Lê Thị Bình, Đỗ Tuyết Loan đến nhân sách Thơ Bạn thơ III

Chủ nhiệm Đinh Nhật Hạnh, phó chủ nhiệm Lê Thị Bình, thư ký Đinh Trần Phương và tác giả Đỗ Tuyết Loan nhận tập thơ "99 khúc tặng Liên" của vợ chồng chủ biên bộ sách Thơ Bạn Thơ Nguyễn Nguyễn Bảy& Lý Phương Liên gửi tặng

Tác giả Phạm Công Hội nhận sách  tại nhà riêng


Nhà thơ Phạm Tư Lự, tác giả hai câu thơ chọn trong tập Thơ Bạn Thơ II:
- 80. "Thác Đầu Đẳng lưng trời em dội
Ước một lần ta được ướt cùng nhau"
(Nghe hát then trên hồ Ba Bể)
Nhận sách biếu do HXH tặng thay hai nhà biên tập .
(Còn tiếp)

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

NỘI SAN LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

BÌNH LUẬN
  
NỘI SAN LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Lý Viễn Giao 


Thế là đứa con đầu lòng - Nội san Số Một của Câu lạc bộ Haikư Việt Hà nội đã ra đời! Nâng trên tay cuốn sách vuông vức thơm mùi giấy mà lòng sống lại những trăn trở, dặt dè của những ngày trước đó lo toan, hồi hộp. Mới hay khi nước đã chảy thành dòng thì năng lượng tiềm ẩn có thể cuốn trôi mọi cản tắc để dòng trôi cứ trôi, hướng về phía mênh mông xanh biếc. Ngắm nghía đứa con do mình bấy lâu thai nghén, những bậc sinh thành  không nén nổi niềm tự hào về vẻ đẹp giản dị, trang nhã và trí tuệ của nó. Trong mường tượng lung linh của mình hẳn thấp thoáng bóng dáng của sắp nhỏ tiếp tục ra đời trong tương lai.
Nằm gọn trong một trăm lẻ sáu trang in, tập nội san chững chạc với mọi  nội dung cơ bản cần có khiến người đọc có thể  hình dung đầy đủ về một câu lạc bộ còn mỏng với thời gian nhưng đã khá dày và rộng trong nội hàm và trong hoạt động. Trước hết xin cùng đến với mảng sáng tác thơ, vì mảng này có sự góp mặt của đầy đủ thành viên cùng những gương mặt bạn bè tiêu biểu. Nó cũng choán khoảng không gian rộng nhất của nội san. Với 276 phiến khúc Haikư của 31 tác giả nhà, 30 khúc của 3 vị khách quý rất đa dạng về cách nghĩ, cách nói và cách viết. Thơ đã đi vào mọi ngõ ngách tâm trạng, không còn chỉ miêu tả thiên nhiên với mùa, hoa, sương, gió… Nhiều băn khoăn trong cuộc sống, bức xúc của xã hội. Nhiều trạng thái tâm lý yêu, ghét, giận, thương… đều được các tác giả giãi bầy trong thơ. Nhiều bài thơ đã mang rõ nét những đặc thù của thơ Haikư. Xin nêu vài minh chứng:
Xé lịch mỗi ngày
xác thời gian
đau trên tay
( Lê Đình Công )

Chiếc khăn rằn
mũ tai bèo
trăng treo hồi ức
( Vân Đình )

Tiếng rao đêm
khoai nóng
cóng môi
( Nguyễn Văn Đồng )

Trên đỉnh non cao
chim ưng sải cánh
rắn rết bò trườn
( Lê Anh Tuấn )

Tôi đứng ngoài tôi
nhìn tôi
viên mãn
( Đỗ Tuyết Loan )

Đỉnh núi tuyết phủ
đầu bạc
xuân đã qua
( Hồ Hoàng Hoa )

Người ăn xin
chân trần quơ gậy
bước qua bọc tiền rơi
( Phan Hữu Cường )
Tiếng dế hát khe tường
khúc vĩ cầm hư ảo vấn vương
đêm dài thêm tóc bạc  
( Nghiêm Xuân Đức )

Sông chở nắng
gió chở mưa
người chở đò
( Cao Ngọc Thắng )

“Bèo dạt mây trôi”
cuộc đời
liền chị!
( Nguyễn Thị Kim )

Chiều buông
nắng tắt
người đi
(Phạm Ngọc Liễn )

Lá rơi
chị quét
nỗi đời
( Nguyễn  Hoàng Lâm )

Chiều rộng
đồng xa
mẹ già chưa nghỉ
( Nguyễn Duy Quý )

Sau bao lời lưa phỉnh
Thành Cổ Loa
tan hoang… 
( Nguyễn Đăng Minh )
Mảng văn xuôi khá phong phú với những đề tài nghiên cứu, lý luận. Qua trải nghiệm bản thân cùng kỳ công sưu tầm, bài viết của tác giả Mai Liên đã làm sáng ra những đặc thù của thơ Haikư cổ phong. Người đọc nhặt được từ đó tính vô thường, vô ngã, vô sai biệt để thưởng thức và vận dụng. Thi lão Đinh Nhật Hạnh, người uống no tâm hồn và vần điệu lục bát từ trong câu ví dặm, từ lời mẹ ru khi còn nằm nôi và từ kiệt tác Kim Vân Kiều Truyện đã chuyển thể nhuần nhị những phiến khúc Haikư của bạn tri âm thành những cặp Lục bát óng ả đồng điệu. Qua bức phác họa của Hải Xuân, ta được nhìn tường tận từng nét nhỏ chân dung của một con người quên tuổi tác, gân guốc, xông xáo mở cánh cửa lâu đài thơ Haikư, cầm tay mọi người cùng bước vào khám phá. Dịch giả Lê Thị Bình không bằng lòng đón nhận một phiến khúc Haikư hay một cách bàng quan mà nhất quyết tìm ra xuất xứ để tận hưởng ý vị của nó. Thật là một cách thưởng thơ hiếm thấy vậy! Cũng qua những đề xuất mạnh dạn với tư cách người làm thơ, có thể rồi đây nhiều nét mới trong thơ Haikư Việt được chấp nhận như hướng đi của loại hình thơ này trên đất  nước ta. Những lời bình của Nguyễn Thị Kim, Hoàng Xuân Họa, Lê Đình Công và Vũ Xuân Trường giúp người đọc tiệm cận với những khúc thơ mà tác giả tâm đắc, truyền cảm xúc cho chúng ta. Chúng như những nét chấm phá trên bức tranh toàn cảnh của nội san. Nhiều khúc tản văn, tự sự giúp người đọc hình dung từng bước đi để hôm nay Thi xã có được dáng vóc như mọi người đã thấy. Đôi dòng tin tức xen cùng một số tấm ảnh màu đã làm nên những chấm sáng nhấp nháy vui mắt.  
Không dễ dàng để có được một tập san  với tầm vóc này. Cũng không muốn những tập tiếp theo chỉ như thế. Giá như trong mọi khúc thơ đều đã mang hình hài cần có của thể loại Haikư. Có bài thơ nếu đọc liền một mạch chỉ thấy như một câu nói. Có bài tả rất đẹp mà gợi lại quá khiêm tốn. Nhiều bài thơ rất hay, ngôn từ đẹp, mang tính suy tưởng đậm nét nhưng nên xếp vào dòng thơ khác vì thiếu sự ngắt ý (kiru) mạch lạc và lạm dụng tính từ. Nên chăng mở thêm mục Thơ Ngắn hay Thơ Ba Câu (ba dòng) gì đó để dễ bề đăng tải! Nếu để ý kỹ, người tinh mắt có thể e ngại đôi chút về những trường hợp dùng từ cầu kỳ, coi đó là phương tiện nâng tính bác học của bài viết. Và, cần cảnh giác với xu thế dời xa đặc thù Vô Sai Biệt, một trong những thuộc tính của thơ Haikư.
          Nói gì thì nói, tập nội san đầu tay của câu lạc bộ Thơ Hakư Việt Hà Nội là niềm tự hào, là mốc son đánh dấu trên con đường phát triển, là công lao, là trí lực của mọi người đặc biệt bộ phận thường trực ban biên tập. Xin đón nhận bằng niềm vui thực sự và lòng biết ơn chân thành.
                                                LVG