NGƠ
NGÁC
Ngơ ngác cánh đồng
đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
nắng chói chang
Cửa hang
dế chờ xông trận
Bấy rồi
cua chẳng chịu bò ngang
đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
nắng chói chang
Cửa hang
dế chờ xông trận
Bấy rồi
cua chẳng chịu bò ngang
Ngơ
ngác dòng sông
đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
Cát phơi vàng
đê nát cỏ may
Thuyền câu nghếch mũi về xa lắc
đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
Cát phơi vàng
đê nát cỏ may
Thuyền câu nghếch mũi về xa lắc
Ngơ
ngác đêm
trăng thôi vằng vặc
Gióng tre chẳng nâng nổi cánh diều
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
trăng thôi vằng vặc
Gióng tre chẳng nâng nổi cánh diều
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
Ngơ
ngác hương hoa ngâu
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
Ngơ
ngác quá
những mùa vùn vụt
Những thoảng qua
mất hút cõi người
những mùa vùn vụt
Những thoảng qua
mất hút cõi người
21-2-2013
Cao Ngọc Thắng
NGƠ NGÁC – NỖI NIỀM ĐỜI
Trần Trung
Cao Ngọc Thắng
NGƠ NGÁC – NỖI NIỀM ĐỜI
Trần Trung
Nếu kể cả tên bài thơ được Cao Ngọc Thắng đặt là: Ngơ ngác, thì đi suốt thi phẩm này – với năm khổ thơ theo giãn cách câu chữ, đã có tới sáu (6) lần tác giả điệp lại hai tiếng “ngơ ngác”.
Thông điệp từ góc nhìn cuộc sống, cuộc đời mà cũng khơi gợi thông điệp – tâm tư của nhà thơ bắt nguồn và khởi phát từ đấy.
Tứ của một bài thơ, với sự tương hợp hài hòa của hình-ảnh-thơ và ý-tưởng-thơ thường đi suốt, lan tỏa toàn bài - và, nhất là dồn tụ-tỏa sáng trong những câu thơ cuối, hoặc khổ thơ cuối. Với Ngơ ngác, Cao Ngọc Thắng đã có cách dồn đẩy ý tưởng cùng xúc cảm về cuộc đời, về phận người trong hai câu kết – cũng là trong khổ kết:
Ngơ ngác quá
những mùa vùn vụt
Những thoảng qua
mất hút cõi người
Vẫn là tâm trạng ngác ngơ thành thật trong buồn-vui, được-mất… gắn với thời gian, không gian của kiếp người, đời người giữa cõi-tạm vừa mông lung lại vừa ngắn ngủi này.
Tôi thích và khoái cái cách triển khai tứ thơ của nhà thơ họ Cao ở thi phẩm Ngơ ngác của anh.
Một cách cảm thức theo lối tương phản mà đồng nhất về bức tranh – sự sống với đủ đầy sắc mầu chân thực cùng huyền thoại; với cả chói chang gay gắt cùng mơ màng, dịu lắng… Tác giả đã gợi mở ra ngay từ khổ thơ đầu:
Ngơ
ngác cánh đồng
đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
nắng chói chang
Cửa hang
dế chờ xông trận
Bấy rồi
cua chẳng chịu bò ngang
Nếu có một chút chừng mực, cẩn trọng trong thẩm định thơ – đặc biệt thơ của các thi nhân luôn có ý thức cao về sự sáng tạo – sức sống muôn đời của nghệ thuật và thơ ca… thì, người viết lời bình này xin được chừng mực trong hai tiếng: “có lẽ”!
Vâng, có lẽ Cao Ngọc Thắng – do ý thức về cái tôi từ trong diễn đạt, giãi bầy tới cảm quan trong cảm-thức cuộc sống, sự sống và kiếp sinh linh, nên anh đã tự tìm một lối tiếp cận của mình. Ngoài việc mở ra biên độ khách quan của hiện thực cuộc sống, Cao Ngọc Thắng còn muốn mở tiếp ra những cách nhìn, cách cảm không chỉ theo một-chiều-thuận. Đọc lên và ngẫm ngợi, và thấm thía sự đa chiều trong những câu thơ sau của Ngơ ngác, sẽ thấy thú vị:
Ngơ ngác dòng sông
đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
(Khổ 2)
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
(Khổ 3)
Ngơ ngác hương hoa ngâu
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
(Khổ 4)
Với bài thơ Ngơ ngác, Cao Ngọc Thắng đã mượn (mà cũng có thể là giả vờ mượn) một trạng thái, một tâm thế của con người để phổ vào đó cách cảm, cách nhìn và cách nghĩ của một nhà thơ hôm nay trước sự phong phú, đa chiều và tất nhiên – không hề giản đơn của cuộc sống. Và, từ góc nhìn riêng của mình, Cao Ngọc Thắng muốn góp chút thơm thảo của một bông nhài lẳng lặng – của mình mà tự nhen lên và gieo rắc ngọn lửa của tình yêu cuộc sống:
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
nắng chói chang
Cửa hang
dế chờ xông trận
Bấy rồi
cua chẳng chịu bò ngang
Nếu có một chút chừng mực, cẩn trọng trong thẩm định thơ – đặc biệt thơ của các thi nhân luôn có ý thức cao về sự sáng tạo – sức sống muôn đời của nghệ thuật và thơ ca… thì, người viết lời bình này xin được chừng mực trong hai tiếng: “có lẽ”!
Vâng, có lẽ Cao Ngọc Thắng – do ý thức về cái tôi từ trong diễn đạt, giãi bầy tới cảm quan trong cảm-thức cuộc sống, sự sống và kiếp sinh linh, nên anh đã tự tìm một lối tiếp cận của mình. Ngoài việc mở ra biên độ khách quan của hiện thực cuộc sống, Cao Ngọc Thắng còn muốn mở tiếp ra những cách nhìn, cách cảm không chỉ theo một-chiều-thuận. Đọc lên và ngẫm ngợi, và thấm thía sự đa chiều trong những câu thơ sau của Ngơ ngác, sẽ thấy thú vị:
Ngơ ngác dòng sông
đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
(Khổ 2)
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
(Khổ 3)
Ngơ ngác hương hoa ngâu
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
(Khổ 4)
Với bài thơ Ngơ ngác, Cao Ngọc Thắng đã mượn (mà cũng có thể là giả vờ mượn) một trạng thái, một tâm thế của con người để phổ vào đó cách cảm, cách nhìn và cách nghĩ của một nhà thơ hôm nay trước sự phong phú, đa chiều và tất nhiên – không hề giản đơn của cuộc sống. Và, từ góc nhìn riêng của mình, Cao Ngọc Thắng muốn góp chút thơm thảo của một bông nhài lẳng lặng – của mình mà tự nhen lên và gieo rắc ngọn lửa của tình yêu cuộc sống:
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
Hà Nội 10/4/2013
Trần Trung
Cảm ơn tác giả thơ và người bình đã làm "thay đổi không khí" tạo nên phút thư giãn cho thơ Haiku !
Trả lờiXóa