haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Giới thiệu tác phẩm “Em đã sống vì ai” của nhà thơ Kim Kwang-Kyu

Tin: Phong Lan; Ảnh: Đỗ Hiếu -
VanVN.Net – Chiều 23/10/2013, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), NXB Hội Nhà văn tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Em đã sống vì ai” của nhà thơ Kim Kwang-Kyu. Đến dự buổi giới thiệu tập thơ có các Ủy viên BCH Hội Nhà văn; các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học Việt Nam; lãnh đạo và cán bộ, nhân viên của NXB Hội Nhà văn; bạn đọc yêu mến văn chương Hàn Quốc; đặc biệt là sự quan tâm của Đại sứ quán Hàn Quốc, Viện Văn hóa Hàn Quốc, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam dành cho sự kiện văn hóa đặc biệt này.
Nhà thơ Trần Quang Quý – Phó Giám đốc NXB Hội Nhà văn chào mừng nhà thơ Kim Kwang-Kyu và phu nhân trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên đã có buổi giới thiệu, gặp gỡ thân mật với các bạn văn Việt Nam. Nhà thơ Trần Quang Quý nhắc đến những thành quả văn hóa đã đạt được sau 20 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc có nhiều hoạt động, hợp tác tích cực, hiệu quả. Theo ông, Hàn Quốc đã có những ảnh hưởng nhất định với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh tế, giải trí… Điều này thể hiện sức hấp dẫn của văn hóa Hàn Quốc đối với Việt Nam rất mạnh mẽ. Văn học Hàn Quốc được biết đến tại Việt Nam ngày càng nhiều qua những hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn đi thực tế, các giải thưởng và công việc dịch thuật hai chiều trong những năm gần đây. Về thơ Kim Kwang-Kyu, nhà thơ Trần Quang Quý đánh giá rất cao những vấn đề xã hội được đặt ra trong từng tác phẩm, nhất là sự day dứt, trăn trở của một cá nhân nhà thơ  trước cuộc sống này. Tập thơ “Em đã sống vì ai” đến với độc giả Việt Nam và được đón nhận, đồng cảm vì chính những thông điệp nhà thơ gửi gắm, thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế.

Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhận xét: “Thơ Kim Kwang-Kyu phảng phất phong vị cổ điển và sâu đậm ý nghĩa nhân văn, đặc biệt gây ấn tượng mạnh đối với bạn đọc, bạn viết Việt Nam bởi những nét tương đồng về quan điểm nghệ thuật cũng như những suy tư mang tính triết học trong từng tác phẩm, qua cách chọn lựa hình tượng nghệ thuật của ông.”

Viện trưởng Viện Văn học Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: thơ Kim Kwang-Kyu tại Hàn Quốc được nhiều thế hệ độc giả đón đọc và trân trọng. Nhân dịp này, ông gửi lời cảm ơn dịch giả Lê Đăng Hoan đã dành nhiều tình cảm và công sức để chuyển ngữ tập thơ “Em đã sống vì ai” sang tiếng Việt, góp phần vào việc quảng bá văn học Hàn Quốc đến Việt Nam.
Tiếp đó, các nhà thơ, nhà văn Việt Nam: Bằng Việt, Thúy Toàn có những trao đổi thẳng thắn, cởi mở về quan điểm nghệ thuật với nhà thơ Kim Kwang-Kyu.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ cùng nhà thơ Hàn Quốc qua cách đọc những bài thơ được dịch ra tiếng Việt
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Phong Điệp chia sẻ cùng nhà thơ Hàn Quốc qua cách đọc những bài thơ được dịch ra tiếng Việt. Nhà văn Lê Minh Khuê, người đã từng nhận giải văn học tại Hàn Quốc, có lời cảm ơn nhà thơ Kim Kwang-Kyu về những lao động thi ca rất tâm huyết trong gần nửa thế kỷ qua, theo bà: “Thơ chính là cứu cánh cuối cùng cho cuộc sống đầy tốc độ hiện nay.”

Buổi giới thiệu sách kết thúc với lời cảm ơn chân thành của nhà thơ Kim Kwang-Kyu, ông bày tỏ niềm cảm kích trước sự quan tâm và những tình cảm của Hội Nhà văn, NXB Hội Nhà văn, bạn đọc Việt Nam đã dành cho thơ ông trong suốt hơn 10 năm qua (từ bản dịch đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, năm 2003). Ông hy vọng mối quan hệ văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển bền vững, tạo đà cho sự hợp tác, phát triển về mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, xã hội, giáo dục… Nhà thơ Kim Kwang-Kyu nhấn mạnh: “Văn học Việt Nam vô cùng tuyệt vời!”
Toàn cảnh buổi Giới thiệu tác phẩm “Em đã sống vì ai” của nhà thơ Kim Kwang-Kyu
---------
Một số hình ảnh tại buổi Giới thiệu tác phẩm “Em đã sống vì ai” của nhà thơ Kim Kwang-Kyu:
Nhà thơ Kim Kwang-Kyu và dịch giả Lê Đăng Hoan tặng sách cho nhà thơ Hữu Thỉnh

Nhà thơ Trần Quang Quý tặng hoa chúc mừng Nhà thơ Kim Kwang-Kyu và dịch giả Lê Đăng Hoan

Các nhà văn, nhà thơ và độc giả yêu mến văn chương Hàn Quốc tặng hoa chúc mừng Nhà thơ Kim Kwang-Kyu và dịch giả Lê Đăng Hoan
Nguồn: 
VanVN.Net

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Thơ về đại tướng Võ Nguyên Giáp - Lê Thị Bình


Đồng loạt thay avatar vĩnh biệt Tướng Giáp - 6
Thấy gì qua những dòng người

Những dòng người
Xếp hàng đi trật tự
Đến 30 Hoàng Diệu
Nơi đã vắng bóng Người-
Vị “Tướng của nhân dân”

Những dòng người
Học sinh, cựu quân nhân
Người dân bình thường trong thành phố
Hướng đến Nhà tang lễ
Dù đã muộn giờ
Về đêm…

Từng tốp thanh niên
Mặc áo gắn hình Đại Tướng
Những nhóm học sinh
Phát băng tang đen
Những người dân quì lạy bên đường…

Hàng chục vạn người dân Hà Nội
Đứng chật bên đường
Bốn năm mươi cây số
Đưa tiễn Người vĩnh biệt thủ đô

Không đoàn thể nào đứng ra tổ chức
Họ tự giác xếp hàng,
Yên lặng, chẳng lấn chen
Với lòng ngưỡng mộ

Những giọt nước mắt
Lăn trên má nhăn nheo
Những mắt đỏ hoe
Của những thanh niên
Thường ngày tưởng vô tư lự
Tất cả một lòng
Hướng về Người, vĩnh biệt!

Vĩnh biệt Người- vị Tướng anh minh
Rất đỗi con người
Với tất cả lòng biết ơn, thành kính
Với tất cả niềm tin yêu

Những dòng người
Những biển người…
Như thế, đúng lòng dân!

Hà Nội, 14-10-2013
LTB


Chùm thơ Nguyễn Duy Quý (Nội san 2)




Thăm cố hương

1.
Nặng
câu
thề

2.
Gốc
đa
già

3.
Cổng
thời
gian

4.
Quanh
co
làng


5.
Khói
rạ
bay


Khi tuổi trẻ

6.
Đồi
Non
thơm

7.
Tuổi
giận
hờn

8.
Đừng
buồn
Em


Những đắm đuối trần gian

9.
Trong
mắt
trong

10.
Đêm
không

cùng
NDQ

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Thơ Hoàng Xuân Họa (nội san 2)



1.
Đỉnh cao Tô Thị chờ chồng
động Tam Thanh ta đợi
đá mòn, người không tới

2.
Đá tặc bắn mìn
Tô Thị vỡ thành ba mảnh
gắn xi-măng lại chờ

3.
Mỗi đám mây bay qua
một bông hoa
tặng Nàng Tô Thị

4.
Tha thẩn dọc Kai Kinh
mắt na dai mộng mơ Đồng Mỏ
ai và ta Kỳ Cùng

5.
Chút Sông Hóa đa tình
Chi Lăng cờ lau gió vẫy
sương quá hóa mù mây

6.
Sông nào chẳng dòng sông
cớ chi em Sông Hóa
cho anh lạc Kỳ Lừa

7.
Kim vàng
xâu chỉ rối
tơ lòng ngày qua

8.
Trăng soãi bóng nghiêng
người về
một miền trống không

9.
Ruộng mạ xuân
xanh mơ 
mùa gặt

10.
Cổ tích mùa
gieo mầm xuân
ngời tia nắng

            Hoàng Xuân Họa

Chùm thơ của Nguyễn Văn Đồng (Nội san 2)


1.
Động Puông âm u
ngực em áo đỏ
cánh dơi giật mình

2.
Thấm triệu năm
kết lắng
thạch nhũ căng

3.
Núi chạm
sóng lan
hồ tan sương sớm

4.
Núi ấp núi
xanh phủ xanh
Ba Bể lăn tăn

5.
Ba miền râm ran
ba màu tóc rối
Ba Bể ngỡ ngàng

6.
Bàng bạc sương mù
Ba Bể
trăng lu

 7.
Thuyền đạp sóng
núi rung
oàm oạp mạn thuyền

8.
Núi xanh
hồ xanh
ngực em áo đỏ

9.
Chuồn chuồn níu nhau
nắng nhòa
cồn sóng

10.
Thuyền độc mộc
chở củi khô
 áo chàm căng ngực

Nguyễn Văn Đồng