haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Nhà thơ Đinh Nhật hạnh: Duyên phận còn dài với thơ Haikư

I. Duyên phận còn dài
của một bài thơ cực ngắn

Trên thi đàn thế giới có nhiều áng thơ sống mãi với thời gian và trở thành bất hủ. Chỉ riêng ở Pháp xin đề cập một bài thơ của Félix Arvers (1806 – 1850) đã lừng lẫy gần 2 thế kỷ, vẫn được truyền tụng qua bao thế hệ tận bây giờ mà hễ đã học tiếng Pháp ai cũng thuộc lòng. Bài thơ như sau:
-------------
UN SECRET

------------
-----------------

Ở nước ta, bài thơ tình một chiều đau khổ ấy được truyền tụng rộng rãi trong giới tiếp thụ nền văn hóa Pháp, không biết cơ man nào thơ dịch,thơ phỏng, thơ họa ở thế kỉ trước. Duy chỉ có một bản dịch của Khái Hưng trụ vững nhất – sau một thời gian dài được mặc nhiên công nhận là hay nhất và thi giới lúc bấy giờ cũng kết thúc cuộc luận bàn tranh cãi này. Xin trích dẫn bài dịch chuẩn mực này, thâu tóm nhất, hay nhất bằng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn mượt mà:

“Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
Mà người gieo nặng như hầu không hay...
Hỡi ơi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng đâu dám một lần hé môi
Người dù ngọc nói hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen.”
Đường đời rộn rã bước chân
Ngờ đâu lại đạp lên trên khối tình
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong
                                                                                                      KHÁI HƯNG


Vậy mà trên thi đàn thế giới, mấy trăm năm nay có một đoản khúc cực ngắn chỉ gồm 6,7 từ tưởng giản dị, mộc mạc mà không biết bao nhiêu nhà thơ đã dịch, đến nay hình như chưa có bài nào đứng vững trong lòng người hâm mộ.
Chỉ riêng trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của kẻ viết bài này – khu trú trong một số bài thơ dịch của các tác giả Anh – Pháp – Mỹ và Việt Nam đã có hàng trăm bài, rất khác nhau mở ra quanh bài Haikư Nhật Bản nói trên của Basho đã từng khơi dậy và mở đầu một thể thơ thịnh hành từ giưa thế kỷ 17. Xin phép chỉ trích ra vài chục bài làm cứ liệu.
Bài nguyên tác:
furu ike ya
kawazu tobikomu
mizu no oto

ao cũ
ếch nhảy vào
tiếng nước

Ngữ nghĩa bài thơ khá rõ ràng, không màu mè, ẩn dụ. Vậy mà mãi đến nay theo những thông tin ít ỏi chúng tôi nhận được, riêng phần dịch tiếng Pháp đã có hàng trăm bản dịch khác nhau hoặc tương tự. Các bản dịch của các tác giả Anh, Mỹ cũng có rất nhiều, khó lòng mà minh định.
Điều thú vị nhất là chính quốc của bài thơ này có 2 bản mà 1 trong số đó vừa công bố trên đài truyền hình Nhật Bản NHK (26/7/2013) của tác giả Nobuyuku Yuasa lại thêm vào nguyên tác bài thơ 327 năm tuổi đời nhiều công án mới khiến thi đàn Haikư thêm nhiều điều phải bàn về phiến khúc “Ao cũ”.

Bản dịch tiếng Việt:

1.  Ao cũ
con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao
                                    NHẬT CHIÊU

2.  Ao cũ
ếch nhảy vào
tiếng nước
                                           ĐINH NHẬT HẠNH

3.  Con ếch
nhảy xuống ao tù
tiếng nước té
                                                  THÁI BÁ TÂN

 4.  Cái ao cũ im lìm
Một con ếch nhảy vào ao
Xao động, lại im lìm
                                             PHÙNG HOÀI NGỌC


TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT *
Ancient pond
Frog jumps in
sound of the water
Patrice Donegan
Ao cổ
ếch nhảy vào
tiếng nước
The old pond
a frog jumps in
the sound of water
Jackie Hardy
Ao cũ
con ếch nhảy vào
tiếng nước

The old pond
a frog jumps in
sound of water
Robert Haas
Cái ao cũ
con ếch nhảy vào
tiếng nước

An old silent pond
a frog jumped into the pond
splash! Silence again
Hardy Bond
Một cái ao cũ lặng im
con ếch (đã) nhảy vào trong đó
“Phọt”! Yên tĩnh trở lại

There is the old pond!
Lo, into it jumps a frog
Hark, water’s music
John Brian
Đây cái ao cũ!
nhìn kìa! Con ếch nhảy vào
nghe kìa! Khúc nhạc nước
There is the silent old pond
a mirror of ancient palm
a frog – leaps – in splash
Dion O’donold
Đây cái ao già nua yên tĩnh
mặt gương soi của gốc cọ cổ xưa
một con ếch – nhảy – nước tóe
Old pond
frog leaping
splash
Corman
Ao cũ
ếch đang nhảy
tiếng nước tóe

Antic pond
frantic frog jumps in
gigiantic sound
Bernard Lionel Einbond
Ao cổ xưa
ếch điên cuồng nhảy vào
tiếng nước vang to thế!
Old pond
leap-splash
a frog
Lucien Stryck
Ao cũ
tiếng nước nhảy tóe nước
một con ếch

Old pond
a frog jumps in
water’s sound
William Higginson
Ao cũ
một con ếch nhảy vào
tiếng nước
     * thơ tạm dịch của Đinh Nhật Hạnh

2 BẢN DỊCH ANH NGỮ CỦA 2 TÁC GIẢ NHẬT BẢN *

An old pond
a frog dives in
water sound

Một cái ao cũ
con ếch nhảy vào
tiếng nước
At the age-old pond
A frog leaps into the water
a deep resonance
Nobuyuka Yuasa
(NHK 29/06/2013)
Tại cái ao cổ xưa
một con ếch nhảy vào nước
âm hưởng thẳm sâu
         * thơ tạm dịch của Đinh Nhật Hạnh

Tiếng nước tóe lên từ một vật thể sống nhỏ nhoi nhảy vào mặt ao chỉ nghe – nhìn được trong nháy mắt liệu có âm hưởng thẳm sâu như lời dịch vừa nêu? Bản dịch tiếng Anh này xuất xứ từ hiệp hội Haikư Toàn Quốc Nhật Bản của tác giả Nhật có danh tính rõ ràng được quảng bá nền Haikư Nhật Bản ngày 29/06/2013 là bản mới nhất tôi nhận được của chính người Nhật dịch từ bản gốc. Tôi cứ băn khoăn mãi về độ tin cậy chính xác của bản dịch này và chợt nghĩ phải chăng người dịch thơ có quyền bổ sung nhận thức rất riêng của mình, xem như một cách thẩm bình cái gì đó nằm ngoài cốt chữ, như tiếp nhận ánh hào quang tỏa ngầm vốn có nhưng chưa lộ sáng bởi sự che chắn của ngôn từ bản gốc. Ta chưa rõ cảm nhận của dịch giả Nhật Bản NOBOYUKU YUASA trên đài Truyền Hình NHK vừa rồi có tương đồng với nhà văn Nhật Chiêu khi hình như cả hai cùng nhận ra rằng chú ếch nhảy vào ao kia không chỉ gọn ghẽ vài giây rồi tắt lịm mà sau đó làn nước trong ao vẫn còn xao động, xao động đến bây giờ, mãi mãi… Nhiều câu hỏi, nhiều công án cứ ẩn hiện lấp lánh, vương đọng trong 6 từ tưởng như đơn giản mà chắc hẳn nhiều thế hệ sau này còn lắm băn khoăn.
Nhiều câu hỏi chưa được giải đáp khiến cho người dịch tự trọng khó lòng ngừng lại ở ngữ nghĩa tưởng như đơn giản, có thể sờ bắt được như một lát cắt thời gian và không gian. Ao cũ hay ao xưa! Ếch nhảy vào khác hẳn nhảy ra và trạng thái nước ao thủa ấy trong hay đục, bề mặt có phủ kín bèo tây, bèo tấm để có khả năng tạo nên tiếng “tõm” phọt lên sắc gọn khi con ếch nhảy vào để rồi lặng lẽ như chưa có gì xảy ra? Cứ hình dung một chiếc ao vườn Nhật Bản trên truyền hình: nhỏ thôi, như một vũng nước trong xanh giữa khu vườn tỉa tót, có tảng đá rêu xanh biểu thị núi non, sông hồ hùng vĩ. Nó không tùy tiện như bất cứ ao nào ở xứ khác. Một con ếch nhảy vào – chỉ có một. Mặt ao sẽ vỡ ra vài giây, phát ra một tiếng phọt sắc gọn đồng thời với vài tia nước bắn ra tạo làn sóng lăn tăn đón chào khách để rồi khép ngay lại phẳng lặng như xưa.
Câu thơ – hay bài thơ “Ao cũ” già hơn cụ Bành Tổ của Basho – vẫn luôn luôn tươi trẻ, ngày càng tạo thêm dòng suy ngẫm vượt khỏi khuôn khổ và tầm mức hạn hẹp ban đầu. Ngày càng hiển thị rõ hơn nhiều câu hỏi: Làn nước ao lúc ấy đục hay trong? Cư dân trong ao thuở ấy nhiều hay chỉ mình cụ ếch đầu tiên nhảy vào đơn chiếc và cứ cho là chiếc ao nhỏ ấy vẫn tồn tại trong thiên nhiên Nhật Bản, thì mai này ra sao, liệu sẽ có còn hay sẽ bị san bằng, tan biến vào một không gian công nghiệp hóa khổng lồ, khó mà cưỡng lại! Như hiện trạng ở nước Việt Nam mình.
                                       

                                                                                      Ngõ Bằng lăng làng Tám
                                                                                                 (2008 - 2013)

                                                                                                   Đinh Nhật Hạnh
  KỲ SAU:

II. Lăng kính đa diện của khúc Haikư “Ao Cũ”