29 tác giả
yêu thích thơ Haikư có chung ngôi nhà mang tên CLB thơ Haikư Việt Hà Nội. Trong
ba năm hoạt động và sáng tác, nhiều thành viên CLB có tác phẩm in riêng, gồm
Phạm Công Hội, Nguyễn Thị Kim, Phạm Ngọc Liễn, Phan Vũ Khánh, Nguyễn Duy Quý…
nhiều người đã sáng tác hàng trăm bài, có người vài trăm bài. Từ đó họ chọn ra
mỗi người 10 bài, tập hợp lại thành một tác phẩm thơ xinh xắn, phong phú, mỗi
người mỗi giọng điệu với nhiều cảm xúc mới mẻ khơi gợi, hồn thơ Việt nhập thể
Haikư gắn kết thăng hoa với dáng vẻ lung linh sắc màu.
Haikư, một thể thơ đặc trưng Nhật Bản,
được coi là thể thơ ngắn nhất thế giới, kiệm lời nhất thế giới hiện nay; thơ
Haikư chủ yếu gợi để người đọc liên tưởng. Nhiều người nghiên cứu thể thơ này
cho rằng: HaiKư là thể thơ gò bó trong việc dùng từ. Tỷ như không được dùng
tính từ, trạng từ; buộc phải có quý ngữ (bốn mùa). Tuy gò bó vậy nhưng chẳng ai
nản lòng. Hầu như tất cả vẫn thổi được ngôn ngữ Việt vào thể thơ này làm nên
những khúc Haikư đậm phong vị Việt:
- “Nụ đào tủm tỉm-
Bướm ơi,
hượm nào ”
(Đinh Nhật Hạnh)
Nụ đào chưa
nở, đang như một cô gái còn e lệ mà chú bướm đã vội…! Chữ “hượm nào” thật đắt,
gợi nhớ tới việc làm vội vàng nào đó: Hượm nào, chờ chút. Hượm nào, gì mà vội
thế…? Liên tưởng tới sự “háu ăn” của kẻ phàm phu tục tử.
Một nét hồn quê thiêng liêng nghìn đời
nay là cái cổng làng, bất cứ người Việt Nam nào
dù đi đâu, ở đâu xa vẫn thầm nhớ về trong thức ngủ. Chỉ với ba câu thơ, lời
ngắn nhưng ý tứ không hề ngắn. Câu dài nhất không qua bốn từ, câu ngắn chỉ hai
từ, nhà thơ Nghiêm Vũ Khải đã vẽ lên cái cổng làng cổ kính, rêu phong chứa đựng
nỗi nhớ quê hương da diết:
-“Si già
Rễ chùm gạch cổ
Cổng làng ta ”
Ba chữ:
“Cổng làng ta” gieo vào tâm thức, đọc rồi thấy xao xuyến, nhớ quê vô
cùng.
Tôi thích cảm những câu thơ man mác
dưới đây:
-“Hồ Tây sớm
nụ sen chưa nở
hương hãy còn mơ ”
(Đặng Tương Như)
Nhà thơ Đặng
Tương Như thật tinh tế, quang cảnh hồ Tây buổi sáng mênh mang huyền ảo là thế
mà anh mô tả bằng hình tượng “nụ sen chưa nở” đầy hàm chứa. Hàm chứa ở câu: “hương hãy còn mơ”.
Bài Haikư sau đây của nhà thơ chuyên
nghiệp Vương Trọng, tuy nhà thơ không chỉ rõ đó là mùa nào, quý nào trong tứ
quý nhưng đọc xong ta có cảm giác đó chính là một chiều mùa hạ trên triền đê
quê:
- “Chạy gió
Nụ cười trẻ nhỏ
Vút lên cánh diều. ”
Hai tiếng
“Chạy gió” rất lạ! Hình ảnh “chạy gió” làm người đọc hình dung thấy những đứa
trẻ cầm dây diều chạy ngược chiều gió cho con diều bay với nụ cười sung sướng, và nụ cười ấy vút
cánh diều bay đi, bay cao theo những ước mơ…
Lớp trẻ, như Phúc oanh, Thanh Tùng,
Đinh Trần Phương đang thử bút nhưng cũng để lại nhiều ấn tượng:
-“Thung
lũng sương
dải lụa
xõa vai gầy.
(Phúc Oanh)
Một thung
lũng sương trông như dải lụa xõa xuống vai gầy cảm thấy đẹp nhưng đầy trăn trở.
Trăn trở bởi dải lụa, thung lũng sương tương phản chiếu với vai gầy.
- “Mất điện
em ngủ
ngon lành
gió từ tay
anh.
(Thanh Tùng)
Phải nói
rằng ý tứ bài thơ khá thú vị. Mùa hè mất điện là chán nhất. Giá mà ông nhà đèn
đừng làm mất điện thì hai ta cùng được ngủ ngon một giấc say. Trời làm nóng
nực, người làm mất điện, anh phải thức ngồi quạt cho em ngủ. Câu: “gió từ tay anh”, một câu thơ có tìm tòi.
Về bạn thơ trẻ Đặng Trần Phương, trong
bài số 2 của bạn tôi thích câu: “Cựa mình bóng trăng”.
Mảng thơ thế sự còn khiêm tốn, ít được
khác thác. Đề tài thế sự là muôn thuở của thơ ca. Thơ ca chỉ mơ mộng quanh quẩn
trong cái thế giới hẹp mây gió, bướm ong quên đi những vấn đề bực xúc của cuộc
sống thì thơ ấy chỉ để thù tạc hoa lá cành cho vui khi “trà dư tửu hậu”; thứ
thơ ây chẳng phục vụ ai, chẳng thể làm mới được cuộc sống, đã không làm gì cho
cuộc sống thì thơ còn ý nghĩa gì, trong lúc loài người đang tiềm ẩn cái ác, tội
ác. Trong tập “Thơ Haiku
Việt” có đôi bài về thế sự có độ rung nhất định:
- “Kẻ xuống
người lên
Thay người
đổi chỗ
Ghế cũ rách
mòn! ”
(Lê Đăng Hoan)
Hay:
-“Bé bán báo
ngày
ôm trên tay
tình đời
muôn ngả. ”
(Nguyễn Thị Kim)
Hoặc:
- “Bà lão
ăn xin
Nghiêng
chấm than(!)
Mồ hôi-
hè thanh thoát. ”
(Trần Trung)
-“Bé gái
nằm đầu hè
Như quằn
quại xác ve
Lột xác
lên tiếng hát. ”
(Nghiêm Xuân Đức”
Tôi tin,
trong tương lai thơ Haikư sẽ có một đời sống riêng tại Việt Nam .
Thể thơ này sẽ song hành tồn tại với các thể thơ truyền thống Việt Nam khác.
Hải
Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét