haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Chùm thơ của Lê Văn Truyền



 
Nhà thơ Lê Văn Truyền áo trắng (người ngồi)
  LÊ VĂN TRUYỀN                      
     1. Trong vũng bùn
      phản chiếu
      những tia mặt trời lấp lánh

      2. Có ánh hào quang nào
      không
      hắt bóng?

     3. Mặt hồ sương khói
      bừng lên
      một đóa sen hồng

4. Thiêu trong lò bát quái hạt nhân
 tôi trong sóng thần “Tsunami”
 thanh kiếm thiêng “Samurai”

 5.Bếp tro tàn
 chịu lạnh
 ủ lửa nóng cho đời

6. Lão mai,
giọt sương,
nụ biếc mùa Xuân.

7. Quỳnh trong trắng
nửa đêm bừng nở,
đợi chờ ai?

8. Tảng đá khát.
 ngập mình
 dòng suối mát.

9. Đêm huyền diệu vầng trăng
ngực thơm
hai đóa nguyệt

10. Sợi tóc mây
 vương trang sách
 người nay xa xôi

11. Đào nở, rồi lại ... tàn
 niềm vui, nỗi buồn ... trôi mãi
 biết còn bao mùa Xuân?

12. Hoa trinh nguyên, nhụy vàng
 rễ trắng chắt hương từ nước trong
 âm thầm thơm trong đêm

13. Mái đầu bạc trắng
 còn vương mấy sợi xanh
 chút Xuân dành cho ai?

14. Viên gạch cổ hoàng thành
 đẫm máu bao người dân vô tội,
  đỏ hồng tận hôm nay?

15. Phương Đông đào khoe sắc
 Trung Đông máu đỏ ngập quảng trường
bao giờ, Xuân bốn phương ?

                      Lê Văn Truyề
n

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

MỘT VÀI CẢM NHẬN


 Trong tập thơ Haikư Việt - Nxb Hội nhà văn 2011 (CLB Haikư Việt Hà Nội) có nhiều bài hay ẩn ý sâu sắc của nhiều tác giả. Nhưng tôi cứ bị ám ảnh bài của nhà thơ Vương Trọng: Đó là bài số 4 trang 122.

Về làng
Giọng quê, tóc bạc
Mình hay Hạ Tri Chương?
Tôi đồng cảm với tâm trạng tác giả  những ai xa quê lâu ngày vì mưu sinh hay vì trăm ngàn lý do khác. Rồi học hành nối tiếp học hành, công việc chất chồng công việc... của bản thân, của gia đình, con cái... cứ như vậy thời gian vun vút trôi đi, mái tóc xanh điểm bạc mới thu xếp về thăm lại quê hương. Nơi núm ruột mẹ bỏ niêu đất chôn nơi gốc mít, nơi chiều chiều chọi cỏ gà ven đê và nghe tiếng sáo diều vi vút. Nơi tối tối xách đèn chai đi đào ve sầu lột xác nơi gốc cây, bắt đom đóm bỏ lọ làm đèn hoặc hò hét cổ vũ hai chú dế chọi nhau trí mạng... Còn nhiều, còn nhiều nữa biết bao kỷ niệm chất chồng mà giờ đầy mái tóc pha màu sương trắng mới trở về làng. Vẫn nếp nhà xưa đàn cháu nhỏ chẳng nhận ra người thân. Chúng cười hỏi hồn nhiên: Ông là ai? Ông từ đâu đến?
Lúc này tác giả bài thơ trên, tâm trạng không khác Hạ Tri Chương nhà thơ lớn đời Đường.
Hạ Tri Chương đã từng xa quê và trở lại khi đầu đã bạc, ông cho nhân loại những vần thơ Đường trác tuyệt:
Thiếu tiêu ly gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
Tạm dịch nghĩa:
Lúc trẻ xa quê, trở lại tuổi đã già
Giọng quê không thay đổi nhưng râu tóc đã bạc
Các cháu nhỏ gặp không biết là ai
Chúng cười hỏi: Khách từ đâu đến?
Ở đây tôi chỉ dịch nghĩa (không dịch thơ) để thấy sự đồng cảm hai tác giả Vương Trọng - Hạ Tri Chương.
Nỗi ưu tư này không chỉ ở hai tác giả mà chúng ta đều mang tâm trạng đó khi xa quê quá lâu không có điều kiện về thăm viếng. Khi trở về thì cảnh vật con người đã bao đổi thay.

Nguyễn Thị Kim
Tel: 0947736977

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

THƠ HAIKƯ VIỆT Nhìn từ bình diện Không gian - Thời gian và Nhân gian


Hãy mở “ TỦ SÁCH DỊCH THƠ HAIKƯ NHẬT BẢN’
Lê Đăng Hoan giới thiệu 

   Chúng ta đã biết và đọc nhiều thơ Haikư qua báo, tập chí và gần đây lượng các tập thơ Haikư của các tác giả Việt Nam ngày càng nhiều. Hiên nay có một địa chỉ gần gũi mà ta có thể tìm đến để tham khảo, tìm đọc và nghiên cứu  về thơ Haikư Nhật Bản. Đó là “ TỦ SÁCH DỊCH THƠ HAIKƯ NHẬT BẢN’ do nhà thơ Đinh Nhật Hạnh và  tiến sĩ  Đinh Trần Phương chủ trương với sự cộng tác của 2 chuyên gia tiếng Nhật tiến sĩ Hồ Hoàng Hoa và chuyên viên Lê Thị Bình. Tủ sách dịch này có chủ đích ban đầu là nghiên cứu sâu kĩ thần thái của Haikư Nhật Bản qua các tuyển thơ Haikư nổi tiếng của Nhật Bản cũng như làn sóng sáng tác Haikư trên thế giới  - như  bước hành hương qua những đỉnh cao về nguồn thơ đang làm say đắm bao người trong thế kỉ qua.
   Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh là chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Haikư Việt Hà Nội. Là một nhà thơ Việt với nhiều tác phẩm thơ được người đọc mến mộ. Mấy năm nay ông chuyên nghiên cứu, dịch và  sáng tác thơ Haikư Việt. Thơ ông đã được đăng trên nhiều tạp chí và tuyển tập thơ Haikư trong cả nước. Ông còn là tác giả nhận 2 giải thưởng thơ Haikư tại cuộc thi thơ Haikư tổ chức ở  thành phố Hội An – nhân KỶ NIÊM 9 NĂM SỰ KIỆN GIAO LƯU VĂN HÓA HỘI AN-NHẬT BÀN
 năm 2011. Mấy năm nay ông đã dịch hơn 5000 bài thơ của các nhà thơ Haikư nổi tiếng Nhật Bản ra tiếng Việt.  Đó là  các nhà thơ lớn, mà ông gọi là những “đại thụ Haikư” như Basho(1644-1694), Buson(1716-1783),  Issa (1763_1827), Shiki (1867-1902), đến các nhà thơ Nhật Bản đương đại thế kỉ 20 nhất là sau thảm họa Hiroshima.
   Xin giới thiệu một số bài thơi Haikư tiêu biểu chuyển dịch từ tiếng Anh và tiếng Pháp có phần đối chiếu với nguyên bản tiếng Nhật, rút ra từ“ TỦ SÁCH DỊCH THƠ HAIKƯ NHẬT BẢN’  để bạn đọc tham khảo, tìm hiểu thêm về sự thay đổi và phát triển của thơ Haikư. Cũng để các bạn đang quan tâm và  đang làm thơ Haikư Việt, hay thơ ngắn 3 dòng, có thể tự tin hơn về độ phóng khoáng của thơ Haikư có quý ngữ, và loại thơ Haikư hiện đại không quý ngữ(muki-haikư)(mùa-ngoài mùa), trong thơ Haikư mới của Nhật Bản. 

THƠ HAIKƯ VIỆT
 Nhìn từ bình diện Không gian - Thời gian và Nhân gian

   Sau  nhiều năm trăn trở, hôm nay  xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một một sự mạo hiểm của chúng tôi, một lãnh địa mà đang ít người bước chân vào – lãnh địa thơ Haikư Việt qua Nội san Haikư Việt  Hà Nội.
Thơ Haikư đã vượt ra khỏi không gian Nhật Bản, đến với hàng trăm nước trên thế giới, đến Việt Nam, rồi bổng một hôm,  đến với chúng tôi một cách ngẫu nhiên và được đón nhận rất trân trọng và hứng khởi.
   Thơ Haikư đã vượt ra khỏi thời gian từ Haikư truyền thống của thời Matsua Basho rồi Buson, Issa, Shiki v.vi đến Haikư thế kỷ 20,-“ chứng kiến sự nở rộ  của Haikư không quý ngữ(muki-Haiku), haikư tự do . Thời gian hiện đại hóa xã hội, đưa đến cho sự hiện đại hóa cả văn học nghệ thuật mà thơ Haikư cũng là một sản phẩm.
 Thơ Haikư lại vượt cả nhân gian, từ một người đến nhiều người, từ người Nhật đến người Tây, và đến người Viêt. Từ Hanjjin đến Han-Vietjin…
Vậy là Haikư đã vượt không gian, thời gian và nhân gian đến với chúng ta ngày nay.
 Nhưng là người Việt, chúng ta làm thơ Haikư trên không  gian Việt, trong thời gian hiện tại của nền văn hóa Việt . Như vậy là cái không gian-thời gian- nhân gian ở đây nên hiểu theo nghĩa  thực tiễn hơn, gần gũi hơn. Cho nên  những  bài thơ Haikư Việt và những bài viết , bình luận, giới thiệu trong “Tập Nội san” này cũng  chỉ là những thử nghiệm ban đầu, gạn lọc từ tâm hồn của các tác giả Việt chưa chuyên Haikư, đang bước những bước đầu tiên vào cái lãnh địa còn ít người khám phá.
Tập san này cũng sẽ giới thiệu những tác phẩm thơ Haikư của các nhà thơ Việt, Nhật Bản cũng như nước ngoài.
 Để Tập san này  ra đời, ngoài sự cố gắng của các thành viên CLB thơ Haikư Việt Hà Nội,  cón có sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của Hội Văn hóa Việt Nhật.
Chúng tôi mong rằng từ không gian hạn hẹp của CLB Haikư việt Hà Nội, Tập nội san này sẽ ngày càng phong phú để vươn ra hòa với không gian Haikư Việt của cả nước. Từ hôm nay, đồng hành với nội san Haikư Việt TPHCM, nội san Haikư Việt Hà Nội sẽ cùng vươn lên phát triển trở thành một dòng thơ có ý nghĩa lâu dài. Từ một số người còn thưa thớt trong thập kỉ qua, hi vọng sẽ phát triển đông đảo đội ngũ sáng tác và đọc thơ Haikư Việt.
  Không gian- Thời gian và Nhân gian- Ba cột trụ của sự tồn tại đang nâng bước chúng ta trên nội san Haikư Việt này.
                                                                                                                                    - NĐH- 

Đại biểu CLB thơ Haikư Việt Hà Nội tham dự kỷ niệm 5 năm thành lập CBL thơ Haikư Việt TPHCM


 

 





Từ trái qua phải: Đinh Trần Phương. Lê Thị Bình; đứng thứ tư là lão nhà thơ Đinh Nhật Hạnh 

Các nhà thơ: Đinh Nhật Hạnh, Lưu Đức Trung, Lê Thị Bình, Nhã Trúc, Vũ Tam Huề


Nhà thơ Đinh Nhật Hạnh uống trà cùng Đông Tùng tại chùa Vĩnh Nghiêm 




Ảnh Đinh Nhật Hạnh & Phạm Ngọc Hiền