haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Chùm thơ của Phạm Ngọc Liễn




1.
Hoa đào năm ngoái
còn hồng
má ai

2.
Mai vàng
thân đất Bắc
hồn phương Nam

3.
Thủy tiên trổ hoa
hương lan xa
giao thừa

4.
Hoa xoan
rơi
chiều tím

5.
Phượng hồng
sen trắng
ước mơ xanh

6. BẾN SÔNG (Quách Tấn)

Sông đùa
lạnh tới
bóng trăng run

7. ĐÊM TÀN (Chế Lan Viên)

Gỡ hồn nàng
ra khỏi
mảnh hồn ta

8. MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mạc Tử)

Có kẻ
theo chồng
bỏ cuộc chơi

9. TRÀNG GIANG (Huy Cận)

Sông dài
trời rộng
bến cô liêu

10. VỘI VÀNG (Xuân Diệu)

Hỡi xuân hồng
ta muốn
cắn vào ngươi
                 PNL

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Chùm thơ của Lý Viễn Giao (Nội san 2)



1.
Trống Chầu tom chát
lời ca lẩy hạt
Ả Đào mắt say

2.
Chiếu giải hiên đình
sáo ghẹo Trúc Xinh
tay mềm uốn gió

3.
Quán Dốc cao cao
nón trễ Quai Thao
người ơi ở lại

4.
Vấn vít cung đàn
nhún nhảy nhịp nhàng
Con Nhang nhập Giá

5.
Nhị quấn lời
nón áo tơi
ca cẩm

6.
Lá đầy cành
mưa rắc xanh
thu mình áo khoác

7.
Tháng rộng
ngày dài
nối gót đường vui

8.
Sóng trải mượt đồng
gió dậy Lộng đông
lúa thì con gái

9.
Chụm bàn tròn
thả dấu son
chùm thơ tím

10.
Ngóng khúc hạ
vui mắt lạ
tóc thơm xuân
          LVG

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Chùm thơ của Đinh Trần Phương (Nội san 2)




1.    
Chiều về
trên những cánh hoa
năm dần qua
     
2.    
Xe đạp xanh
chở đi cành đào
những đám mây nghiêng

3.    
Theo hướng nhìn lại
tưởng như năm cũ
những nụ đào

4.    
Mỏi rã rời
trên cành cây ấy
bông hoa đầu tiên

5.    
Tiếng chim trước bình minh
khiến tôi ngước nhìn
trăng còn ở lại

6.    
Cánh én nhỏ
cất lại đâu đó
ngày xuân

7.    
Ngày xuân
hơi thở khập khiễng
chú chó bị đau chân

8.    
Chồi non nơi nơi
nhưng cùng với tôi
mùa xuân thêm tuổi

9.    
Gặp lại xa xăm
bóng của ngày cũ
một chùm mây xuân

10.  
Tôi ngồi bên cửa sổ
không nghĩ ngợi điều gì
một cánh bướm trở lại
               ĐTP

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Chùm thơ của Nguyễn Thị Kim (Nội san 2)



1. Lặng đứng chôn chân
nón nghiêng màu má
hồng cả mùa xuân

2.
Xuân ùa vào ngõ
màu tóc, màu hoa
điểm trắng màn mưa

 3.
Lẫm chẫm bên rào
vấp câu Lục Bát
ngã vào lời run

4.
Miếu Văn khói trầm
trí tuệ tiền nhân
rùa cõng ngàn năm

5.
Hồ Tây sương giăng
bảng lảng khói nhang
lời kinh mênh mang

6.
Độc ẩm ngắm hoa
đêm trừ tịch
ly trà uống ta

7.
Bản vắng cheo leo
mái nghèo
nồi khoai đón Tết
8.
Đường mòn mai trắng
làng bản vắng teo
xuân đậu mái nghèo

9.
Lưng còng chắn giông
tóc mẹ bềnh bồng
ruộng bông nhuốm trắng

10.
Thuyền chị thuyền anh
nghe câu giã bạn
chòng chành lòng tôi
       Lê Thị Kim

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Trần Trung bình bài thơ Ngơ ngác của Cao Ngọc Thắng




NGƠ NGÁC

Ngơ ngác cánh đồng
                   đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
                  nắng chói chang
Cửa hang
            dế chờ xông trận
Bấy rồi
       cua chẳng chịu bò ngang
Ngơ ngác dòng sông
                   đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
Cát phơi vàng
                  đê nát cỏ may
Thuyền câu nghếch mũi về xa lắc
Ngơ ngác đêm
         trăng thôi vằng vặc
Gióng tre chẳng nâng nổi cánh diều
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
Ngơ ngác hương hoa ngâu
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
Ngơ ngác quá
                   những mùa vùn vụt
Những thoảng qua
                mất hút cõi người
21-2-2013
Cao Ngọc Thắng
NGƠ NGÁC – NỖI NIỀM ĐỜI
Trần Trung

Nếu kể cả tên bài thơ được Cao Ngọc Thắng đặt là: Ngơ ngác, thì đi suốt thi phẩm này – với năm khổ thơ theo giãn cách câu chữ, đã có tới sáu (6) lần tác giả điệp lại hai tiếng “ngơ ngác”.
Thông điệp từ góc nhìn cuộc sống, cuộc đời mà cũng khơi gợi thông điệp – tâm tư của nhà thơ bắt nguồn và khởi phát từ đấy.
Tứ của một bài thơ, với sự tương hợp hài hòa của hình-ảnh-thơ và ý-tưởng-thơ thường đi suốt, lan tỏa toàn bài - và, nhất là dồn tụ-tỏa sáng trong những câu thơ cuối, hoặc khổ thơ cuối. Với Ngơ ngác, Cao Ngọc Thắng đã có cách dồn đẩy ý tưởng cùng xúc cảm về cuộc đời, về phận người trong hai câu kết – cũng là trong khổ kết:
Ngơ ngác quá
                những mùa vùn vụt
Những thoảng qua
              mất hút cõi người
Vẫn là tâm trạng ngác ngơ thành thật trong buồn-vui, được-mất… gắn với thời gian, không gian của kiếp người, đời người giữa cõi-tạm vừa mông lung lại vừa ngắn ngủi này.
Tôi thích và khoái cái cách triển khai tứ thơ của nhà thơ họ Cao ở thi phẩm Ngơ ngác của anh.
Một cách cảm thức theo lối tương phản mà đồng nhất về bức tranh – sự sống với đủ đầy sắc mầu chân thực cùng huyền thoại; với cả chói chang gay gắt cùng mơ màng, dịu lắng… Tác giả đã gợi mở ra ngay từ khổ thơ đầu:
Ngơ ngác cánh đồng
                đám cỏ gà huyền thoại
Mơ màng cuộc chọi
                nắng chói chang
Cửa hang
        dế chờ xông trận
Bấy rồi
     cua chẳng chịu bò ngang
Nếu có một chút chừng mực, cẩn trọng trong thẩm định thơ – đặc biệt thơ của các thi nhân luôn có ý thức cao về sự sáng tạo – sức sống muôn đời của nghệ thuật và thơ ca… thì, người viết lời bình này xin được chừng mực trong hai tiếng: “có lẽ”!
Vâng, có lẽ Cao Ngọc Thắng – do ý thức về cái tôi từ trong diễn đạt, giãi bầy tới cảm quan trong cảm-thức cuộc sống, sự sống và kiếp sinh linh, nên anh đã tự tìm một lối tiếp cận của mình. Ngoài việc mở ra biên độ khách quan của hiện thực cuộc sống, Cao Ngọc Thắng còn muốn mở tiếp ra những cách nhìn, cách cảm không chỉ theo một-chiều-thuận. Đọc lên và ngẫm ngợi, và thấm thía sự đa chiều trong những câu thơ sau của Ngơ ngác, sẽ thấy thú vị:
Ngơ ngác dòng sông
                đâu vẻ dịu dàng
Nổi cục những doi, những đụn
(Khổ 2)
Lá đa bặt lời xào xạc
Giếng làng vợi hẳn lời yêu
(Khổ 3)
Ngơ ngác hương hoa ngâu
Buồng cau chớm nụ
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
(Khổ 4)
Với bài thơ Ngơ ngác, Cao Ngọc Thắng đã mượn (mà cũng có thể là giả vờ mượn) một trạng thái, một tâm thế của con người để phổ vào đó cách cảm, cách nhìn và cách nghĩ của một nhà thơ hôm nay trước sự phong phú, đa chiều và tất nhiên – không hề giản đơn của cuộc sống. Và, từ góc nhìn riêng của mình, Cao Ngọc Thắng muốn góp chút thơm thảo của một bông nhài lẳng lặng – của mình mà tự nhen lên và gieo rắc ngọn lửa của tình yêu cuộc sống:
Bông nhài lẳng lặng góc vườn
Hoa gạo đỏ không đủ nhen ngọn lửa
                                                        Hà Nội 10/4/2013
                                                           Trần Trung

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Hỉnh ảnh buổi sinh hoạt tháng tư 2013


Buổi sinh hoạt tháng 4 (hai tháng một lần) của CLB thơ Haikư Việt Hà Nội đã diễn ra tại tư gia nhà thơ Đinh Nhật Hạnh, số 72, ngõ Kim Đồng, Hà Nội. Tại đây, sau lần đón tiếp đầu xuân nhà sư - nhà thơ Đông Tùng, buổi sinh hoạt tháng 4 CLB lại được đón tiếp nhà thơ Vũ Tam Huề, hai thanh viên CLB Haikư Tp. HCM du xuân xứ Bắc. Sau đây là một vài hình ảnh của hai buổi sinh hoạt.


Hình ảnh: Buổi sinh hoạt CLB thơ Haikư Việt Hà Nội, Chủ nhật, ngày 7 - 4 -2013 (tiếp theo)





Hình ảnh: Buổi sinh hoạt CLB thơ Haikư Việt Hà Nội, Chủ nhật, ngày 7 - 4 -2013 (tiếp theo)

Hình ảnh: Buổi sinh hoạt CLB thơ Haikư Việt Hà Nội, Chủ nhật, ngày 7 - 4 -2013 (tiếp theo)

Và buổi đón tiến nhà thơ Đông Tùng






Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Chùm thơ của Nguyễn Thị Kim - Nội san 2


1.
Lặng đứng chôn chân
nón nghiêng màu má
hồng cả mùa xuân

2.
Xuân ùa vào ngõ
màu tóc, màu hoa
điểm trắng màn mưa

 3.
Lẫm chẫm bên rào
vấp câu Lục Bát
ngã vào lời run

4.
Miếu Văn khói trầm
trí tuệ tiền nhân
rùa cõng ngàn năm

5.
Hồ Tây sương giăng
bảng lảng khói nhang
lời kinh mênh mang

6.
Độc ẩm ngắm hoa
đêm trừ tịch
ly trà uống ta

7.
Bản vắng cheo leo
mái nghèo
nồi khoai đón Tết

8.
Đường mòn mai trắng
làng bản vắng teo
xuân đậu mái nghèo

9.
Lưng còng chắn giông
tóc mẹ bềnh bồng
ruộng bông nhuốm trắng

10.
Thuyền chị thuyền anh
nghe câu giã bạn
chòng chành lòng tôi
                        Lê Thị Kim