haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Thông tin về kết quả dự thi...


Ảnh Phạm Thành (CLB nhiếp ảnh Hà Nội)

Về kết quả Hội thi thơ Haiku tại Kobe do
WHA tổ chức đầu tháng 7 năm 2013


        Ngày 29-6-2013 tôi nhận được mail của ông chủ tịch Hiệp hội Haiku thế giới Banya đề nghị CLB ta tham gia gửi thơ Haiku cho Hội thơ “Ginyu karumen” (Ginyu karumen Kukai) tổ chức tại Kobe Nhật Bản ngày 7-7-2013. Theo giải thích của ông Banya thì Kobe là thành phố quê hương ông, là nơi có nhiều duyên nợ với thơ Haiku, nhiều nhà thơ xuất chúng hiện đại Nhật Bản đã từng sinh sống ở đây, coi Kobe là cái nôi “Tân hưng Haiku”, nơi sản sinh ra nền Haiku theo trào lưu mới.
        Thông báo của Ban tổ chức thì mỗi người nộp 3 câu, ngoài tiéng Nhật có thể sáng tác bằng tiếng Anh, nếu sáng tác bằng ngôn ngữ khác thì dịch ra tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Thông báo quá gấp vì thông báo ngày 29-6 mà ngày 2-7-2013 là hết hạn nộp bài tức là chỉ có 3-4 ngày là hết hạn nộp bài.
        Ông Banya nói rằng không clà hội viên của Ginyu mà ai cũng có thể tham gia Hội thơ này. Ông còn cho biết nếu ai đăng ký có mặt tại Hội thơ thì nộp kinh phí là 1000 Yên, nếu chỉ gửi bài thì không phải nộp.

Một số thành viên CLB Haiku Việt Hà Nội đã tham gia Kukai này

         Sau khi nhận đưựoc Mail trên tôi lập tức gửi chuyển bản viết bằng tiếng Anh của Banya cho các anh chị có địa chỉ mail trong danh sách của tôi, đặc biệt là Đinh Trần Phương để ai có điều kiện thì tham gia.
        Riêng tôi vì rất bận nên định không tham gia. Nhưng nghĩ đây là một dịp vui cho giao lưu nên nhân tiện tôi lấy mấy bài Haiku trong cộc họp CLB ngày 28-6 của mấy anh chị đưa bài cho tôi và chọn mỗi người 3 câu để dịch sang tiếng Nhật. Đó là của chị Loan, anh Liễn, anh Viên, anh Lý Viễn Giao. Tôi định không có thơ của cá nhân tôi.
        Nhưng sáng hôm sau tôi nghĩ ra được 3 câu, không hay lắm nhưng cũng dịch ra tiếng Nhật và gửi sang cho Banya và cả Ohashi Ayuhito người đồng tổ chức Kukai này.
        Vài hôm sau anh Lý Viễn Giao gửi cho tôi 3 câu khác nhờ dịch và gửi đi hộ, tôi trả lời anh rằng tôi đã chọn 3 câu khác trong số bài anh đưa hôm họp CLB dịch và gửi đi rồi. Anh Giao cũng đồng ý vậy.
        Anh Lê Văn Truyền thì gửi trực tiếp sang cho Banya khoảng 15 câu tiếng Việt kèm phần anh đã tự dịch ra tiếng Anh. Anh cũng đồng thời gửi cho tôi. Tôi mail lại bảo anh Truyền là qui định mỗi người chỉ gửi 3 câu thôi. Anh Truyền mail sang nhờ Banya chọn hộ 3 câu dự thi.
         Tôi không nhận được mail nào hồi âm, nhưng bận quá nên cũng không mail hỏi lại. Ngày 5-7 tôi nhận được mail của chị Ohashi thông báo đến mọi người rằng Ban tổ chức giải đã nhận được gần 100 câu kể cả ở nước ngoài gửi về và đề nghị mọi người tham gia và đề nghị mọi người đánh giá, chọn 10 câu hay nhất và nêu rõ lý do chọn rồi gửi cho BTC chậm nhất là 11 giờ 59 phút đêm 6-7-2013.
          Ngày 10-7-2013 Ohashi Ayuhito là người đồng tổ chức đã gửi thông báo kết quả Kukai này cho anh Truyền và thông báo kết quả bình chọn trong các câu đã nhận. Anh Truyền có gửi mail lại cho tôi nhờ dịch ra cho rõ vì vậy tôi nảy sinh nghi ngờ là họ bỏ sót mail của tôi, vì không thấy có mail trả lời mail tôi đã gửi. Tôi đề nghị anh Truyền gửi 100 câu đã nhận cho tôi xem.
          Xem 100 câu này không thấy có câu nào của 5 người tôi đã gửi ngày 30-6-13 đồng thời thấy hơn 15 bài của anh Truyền được đăng rải rác toàn bộ trong bản tổng hợp 100 câu nói trên.
        Theo mail thông báo kết quả đánh gía của Hội thơ (kukai) như sau:  5 điểm có 2 câu, 4 điểm có 8 câu (trong đó có 1 câu của anh Truyền) và 3 điểm có 11 câu.
  Câu của anh Lê Văn Truyền được Hội thi xếp vào loại 4 điểm (tạm gọi là giải nhì) :
                       Ngư ông quăng lưới/ bắt/ ánh mặt trời buổi sáng
            (Old fisherman casting the net/ to catch / the glow of dawn)

        Khi tôi gửi mail sang hỏi Banya và Ohashi nêu nghi ngờ của mình. Thì lập tức anh Banya đã mail sang xin lỗi là do quá vội vã nên BTC đã để sót mail của tôi. Tuy vậy anh Banya cũng đánh giá các câu mà tôi đã chọn và dịch gửi sang cho họ hôm 30-6. Anh Banya đánh khuyên vào các bài, có 2 loại là khuyên 2 vòng lồng nhau là “ưu tú” và khuyên 1 vòng là “quế tác” (Kasaku). Đại khái tôi hiểu là “ưu tú” là được chọn và “quế tác” là khuyến khích, có triển vọng. Cũng hơi tiếc nhưng dù sao tôi cũng thấy vui vì thực ra tôi đang rât muốn xem người Nhật đánh giá Haiku Việt thế nào là chính.
        Cụ thể của chị Loan được 2 câu “quế tác”, anh Viên được 1 câu “ưu tú” và 1 câu “quế tác”,  Anh Liễn được 2 câu “quế tác”, tôi được 1 câu “quế tác”.  còn 3 câu tôi chọn của anh LVG thì không được khuyên câu nào. Anh Banya giải thích về 3 câu của anh Lý Viễn Giao tôi chọn dịch không được đánh giá câu nào, anh ví dụ 1 câu trong đó:
Dưới trời cao
Sáng cùng sao
Bầy Đom Đóm
          Câu này có cả sao, cả đóm đóm thì theo quan niệm người Nhật sự so sánh “sao” và “đóm đóm” không cần thiết, nó là đương nhiên, nên không được đánh giá.
         Tôi liền dịch 3 câu anh Lý Viễn Giao gửi sau cho tôi và gửi sang nhờ anh Banya đánh giá thì kết quả là 1 câu được đánh “ưu tú” và 1 câu  “quế tác”. (trích cụ thể dưới đây).
         Đối với tôi thì việc guiử bài tham gia Kukai này chỉ nhằm giao lưu học hỏi và cho vui.
        Qua câu chuyện trên tôi muốn giới thiệu với CLB ta một vấn đề của cuộc thi thơ Hauku ở Nhật. Mặc dù cuộc thi tổ chức hơi vội vã và cũng có vẻ không chất lượng như mong muốn nhưng cũng cho thấy cách làm của họ. Đồng thời qua đánh giá của Banya tôi rút ra một số suy nghĩ sau:
-                                                    Những câu xúc tích mà có ý sâu được dánh giá tốt.
-                                                    Những ý lạ dễ được đánh gía cao
Ví dụ: 
1) Câu của anh Lê Văn Truyền được Hội thi xếp vào loại 4 điểm (tạm gọi là giải nhì):
                       Ngư ông quăng lưới/ bắt/ ánh mặt trời buổi sáng
2) Câu của anh Phùng Gia Viên được Banya đánh 2 vòng khuyên “ưu tú”: 
                       Gửi đất/ gió mềm/ lời ru
3) Câu của anh Lý Viễn Giao được Banya đánh 2 vòng khuyên “ưu tú”:
                        Ngày em đi/ nâng ly/ uống sóng

Những câu được Banya cho vào hạng “quế tác” tức là “có triển vọng” hay “khuyến khích” là:

Bìm bìm bên cầu
Hai mái đầu
Chung ô

Trên ô chuồng nhỏ
Đôi bồ câu trắng
Rỉa nắng cho nhau
                                            Đỗ Tuyết Loan

Canh chầy
Nao nao con nước
Thân Cò
                                                Phùng Gia Viên

Hoa xoan
Rơi
Chiều tím

Phượng hồng
Sen trắng
Ước mơ xanh
                                                    Phạm Ngọc Liễn

Tiếng chim hàng xóm
Đánh thức tôi
Trời đã sáng rồi
                                                  Lê Thị Bình

Dốc ngược be sành
Tưới đãm cỏ xanh
Cho ngày xưa khát
                                                   Lý Viễn Giao

Ghi lại sự việc này để các anh chị em trong CLB tham khảo trong khi sáng tác.
Cũng nói thêm là khi viết bài này tôi có mail hỏi anh Banya là đánh gía của anh tương đương mấy điểm trong cuộc thi thì anh nói, hai cách đánh giá khác nhau vì họ cộng những người tham gia chọn, mỗi bài chon đánh 1 điểm sau đó họ cộng điểm  nên khó so sánh. Anh ấy cũng nói rằng kết quả có phản ánh đúng không cũng chưa chắc chắn. Có thể là tính số người chọn cho mỗi bài  và xếp theo thứ tự. Anh Banya nói Kukai rất ngạc nhiên vì thấy có cả người Việt Nam tham gia rât nhiệt tình..
 Tôi cũng mừng vì anh Truyền đã tham gia và đã được chọn 1 câu 4 điểm. Xin chúc mừng anh và mừng cho CLB ta.
                                                           Hà nội ngày 23-7-2013

               Lê Thị Bình

1 nhận xét:

  1. Thế là vui rồi ! Cảm ơn dịch giả Lê thị Bình đã cố gắng hết mình về việc này !

    Trả lờiXóa