Nhà thơ Nguyễn Khôi gửi Emai
cho chúng tôi bài viết về tập thơ “Hao
giấu mặt” - tập thơ thể ba dòng của nhà thơ Mai Văn Phấn. Một bài viết khá “sâu
sắc và tính tế” (Mai Văn Phấn). Hóa ra không phải chỉ riêng những thành viên CLB
Haikư Việt Hà Nội chúng ta việt hóa thể thơ cực ngắn này của người Nhật, mà các
nhà thơ tên tuổi như Vương Trọng, Nguyễn Anh Nông, Mai Văn Phấn cũng đã lặng lẽ
sáng tác, cho ra đời những tập như: “Lững thững xanh” (Nguyễn Anh Nông), “Hoa
giấu mặt” (Mai Văn Phấn)... “Lững thững xanh” của Nguyễn Anh Nông trên giao
diện Haikư Việt đã có lần giới thiệu.
Để chào mừng buổi sinh
hoạt vào ngày 26 tháng 5 sắp tới, HKVHN trân trọng giới thiệu bài viết của nhà thơ
Nguyễn Khôi.
Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn
Khôi.
Bìa một tập thơ
Đọc
"HOA GIẤU MẶT" - thơ 3 câu của Mai Văn Phấn
(Tặng : Tô Ngọc Thạch)
-------------------
Mai Văn
Phấn sau chặng đường dài (1995-2010) dấn thân vào việc "cách tân thơ"
(với trên 300 bài thơ Hậu hiện đại) đã để lại những dấu ấn nghệ thuật "có
một không hai, với sự cải cách đa phong cách và thuyết phục nhất của thơ Việt
đầu thế kỷ 21" (theo Đỗ Quyên).
Tháng 5 này, Mai văn Phấn vừa in tập "Hoa
giấu mặt" với 99x2=198 bài đoản thi "thơ 3 câu"...đây là một thể
thơ "Haiku Việt"- hiện mới có một số Nhà thơ ta làm thể nghiệm- mà
nguồn gốc là thơ Haiku Nhật Bản, một thứ đoản thi với 17 âm tiết gắn với thiên
nhiên 4 mùa bằng các Quí ngữ riêng cho mỗi mùa trong năm, kiểu như "đáy
đĩa mùa đi nhịp hải hà" của thơ Nguyễn xuân Sanh hồi trước 1945.
Haiku cực
ngắn nhưng tải được cả tinh tuý hồn thơ của xứ Phù Tang xưa :
Wochi kochi ni
Taki no oto kiku
Wakaba kana
dịch : Gần
xa đâu đây
Tiếng thác nước chảy
Lá non tràn đầy.
Trong
"Hoa giấu mặt", ở Mai Văn Phấn, ta cũng gặp tâm hồn đồng điệu:
Hừng đông
Miệng chim non
Hớp những đám mây
(ngày mới)
Số bài đủ
17 âm tiết :
Anh là đám cỏ lan ra lối đi
Em đi hài đỏ
Giẫm lên anh phải không ?
(kiếp trước)
Hoa Hoàng yến lan ra mép nước
Cơn gió không dám gần
Cây trút lá xuống vực
(con mắt nghiêng-bài 3)
Vẽ cung tên ngoài ngõ trừ quỷ dữ
Đêm cuối năm
Bậc cửa lao xao lá khô.
(có kẻ mách lẻo)
Khá dồi
dào các bài dùng "quí ngữ" :
-Xuân : Tiếng chim ríu rít
Khói hương
Chỉ nhớ cầu lá non
(giờ tụng niệm)
-Hạ : Gió
thổi từ đâu
dâng hương sen nơi này
(đỉnh núi cao)
-Thu : Bóc trái hồng
Vừa chín
Sợ người thỉnh chuông
(Thu đầy)
-Đông : Đắp chăn
Sót lại đám lá
Run rẩy ngoài cửa sổ
(Trời rét)
Thơ Haiku Nhật xưa coi trọng"cảm xúc 4
mùa" rất ý vị, xa xôi và đượm chất tịch lặng của Thiền. Thơ 3 câu của Mai Văn Phấn tuy cũng
lấy cảm xúc từ thiên nhiên, nhưng đã kheó phả
những rung động rất hiện sinh
theo lối hậu hiện đại gắn với cội nguồn truyền thống. Qua những vần thơ,
ta thấy hồn thơ Mai Văn Phấn nóng bỏng hiện thực (đầy tính ẩn dụ- phúng dụ thời thế, ý tại ngôn ngoại...) :
Lặng lẽ rửa mặt
bờ bãi
Cò vạc bay xao xác
(sáng sớm ở quê ngoại)- chắc không
phải Tiên Lãng ?
Chưa chắc cha đã dùng
Con vẫn gửi
Mũ và cây gậy này
(Hóa vàng)- đang xảy ra ngập ngụa khắp
nơi.
Nơi con chuột sập bẫy
Suốt đêm
Không con nào qua
(Bí ẩn)- để sợ mãi "tai nạn nghề nghiệp" ở Vườn Bùi
xưa.
Không thể tin
Đám mây say đắm hôm qua
Đang làm mình ướt
(nghĩ trong mưa)-để nhớ thời bao cấp ?
Để sáng tác thơ Haiku Việt (3 câu),cũng là một
sự đổi mới thi pháp thì người làm thơ phải có "tài" (vận dụng-sáng
tạo,Việt hóa kiểu thơ gốc Nhật),đồng thời phải có" chí" (kể cả Thi
ngôn chí)...với Mai Văn Phấn qua 15 năm Cách tân thơ (bằng đời Nàng Kiều) có
thể nói là có "đủ" tiêu chí này, nhưng vượt trên tất cả là phải
có cái Hồn Quê ? ở đây Thi sĩ đã lồng
rất khéo cái tư tưởng triết lý một cách kín đáo, tế nhị vào các câu thơ rất kiệm
lời, không sa đà "thôi xao" kiểu "phu chữ", đã xây dựng
được những hình tượng thơ đẹp , ý mới, tứ lạ :
Váy đỏ
Em dạo quanh cây Phượng
chưa hé nụ
(Tháng giêng)
Thu mình trên ghế
Vẽ bầu trời
không có chỗ cho mây
(Tôi)
Con Diệc
Lò mò trong tiếng mõ
tưởng tượng
(Phật tính) V.v...
Cứ như
thế, cứ như thế...thơ 3 câu của Mai Văn Phấn là thả con chữ vào trời xanh...cứ
như chàng Họa sĩ nơi đồng quê với vài nét chấm phá tạo ra những bức tranh (
đời) có đủ tình-cảnh-sự nơi Thi sĩ đang sống và đi qua...Cái sáng tạo và đóng
góp của Mai Văn Phấn ở mảng thơ 3 câu hôm nay là anh đã khéo lồng những ý tưởng (tâm tư tình cảm) vào trò chơi chữ
nghĩa với ngôn ngữ thơ tinh luyện cùng
với sự gieo vần, gối âm tạo thành nhạc
điệu tự nhiên của chim trời,mây gió, hoa lá cỏ cây cùng gót hài đỏ, tiếng mõ,
tiếng chuông chùa của bờ bãi đồng quê gieo những âm vang khi bay bổng, khi trầm
lắng trong lòng người đọc . Thơ 3 câu Mai
Văn Phấn ra đời đúng lúc thơ đang khủng hoảng (hệ quả của bùng nổ thông tin, của thời "ra ngõ là gặp Nhà thơ" ,lạm phát thơ vô tội vạ., chạy theo
hình thức, coi nhẹ nội dung tư tưởng,..)
anh đã mở một lối đi riêng, rộng thoáng mà vẫn cao sang lịch lãm giữa cái thế gian đang đầy "mây xám /biển đen / cá ngoi mặt
nước" nhưng "con cá ấy đã
lớn" và "quẫy vào biển sóng", đó là:
Đêm mơ cá quẫy
Tiếng ao vỡ
Tự do bơi
thật như
đời Thi nhân tự do sáng tác cho thơ chắp cánh bay đến những chân trời mới lạ
của "Hoa giấu mặt"- thơ Mai
Văn Phấn là thế mà...
Góc thành nam Hà Nội , 23-5-2012
Nguyễn Khôi
======================
haixuanhxh
giới thiệu
Thơ hay, lời bình cũng hay.
Trả lờiXóaCảm ơn các tác giả và chủ nhà!