haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012


Bài báo của ông chủ tịch Hiệp hội haiku thế giới

                        
Trang Văn nghệ của tờ báo Saitama shinbun của tỉnh Saitama - nơi có trụ sở của Hiệp hội Haiku thế giới - ở Nhật Bản số ra ngày 20-3-2012 đã đăng bài và ảnh của ông Banya giới thiệu về Haiku và Haijin Việt Nam. Ông Banya đã gửi kèm với mấy cuốn tạp Haiku thế giới (sekai haiku- World Haiku) số 8 sang cho tôi.
Nội dung bài báo như sau tôi xin dịch nguyên văn:

                                    Cuộc hội ngộ với các Haijin Việt Nam

 Natsuishi Banya
                         Chủ tịch Hiệp hội Hiện sinh sống tại thành phố Fujimi- tỉnh Saitama-NB

Tôi được mời tham gia Hội thơ quốc tế châu Á Thái Bình Dương lần thứ nhất, lần đầu tiên tôi đã có dịp đến thăm Việt Nam vào tháng 2 vừa qua. Việt Nam một đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh tôi có cảm nhận sâu sắc rằng đất nước này dường như đang bước vào thời kỳ cổ võ cho hòa bình bằng thơ ca. Tham gia Hội thơ quốc tế lần này bản thân tôi cũng đã được bắt tay và nói chuyện với Chủ tịch nước Việt Nam Không hiểu đây có thật sự là công việc của nhà nước không? Thực tế những bài thơ được đọc lên tôi klhông thấy mấy hấp dẫn.
Ngược lại, tôi đã có 2 buổi giao lưu với nhóm Haiku Hà Nội trong một quán thơ
 Haiku Việt được dựng lên ở Văn Miếu Hà Nội là một trong những hội trường của Hội thơ quốc tế lần này và đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng.
Sáng ngày 5-2-12 tôi đột nhiên nhảy vào quán thơ ở Văn Miếu và đây đã trở thành cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa một Haijin người Nhật với các Haijin Việt Nam.
Hôm đó trời mưa nên dưới chân bùn nhão và trên đầu là một tấm lều bạt đơn sơ. Tuy vậy trên bàn xếp chồng gọn gàng các bản giới thiệu về thơ Haiku Nhật Bản, các tập Haiku tuyển bằng tiếng Việt Nam, các tập thơ cá nhân…Ở quán thơ này tập hợp các nhà trí thức Việt Nam có tuổi đời từ lứa tuổi 30 đến lứa tuổi 80.
Trong không khí hứng khởi của cuộc hội ngộ lần đầu đã đuwocj chị Lê Thị Bình là người thong thạo tiếng Nhật phiên dịch và điều chỉnh cho cuộc giao lưu. Có thể giao lưu được bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tôi khuyến khích mọi người đọc Haiku tiếng Việt và mọi người thấy thích thú vì sự biến hóa âm thnah đã trở thành hiệu quả của nhạc điệu hay hơn những bài thưo dài đơn điệu.  Tôi đã tặng từng người trong nhóm câu Haiku sau: “hanoi no ame hikarukusa noha utaidasu”  và ngay lập tức chị Lê Thị Bình đã dịch ra tiếng Việt Nam “Mưa Hà Nội/ ngọn cỏ tỏa sáng/ cất lời ca”cho mọi người nghe.
Buổi giao lưu thứ hai là sáng ngày 7-2 trước ngày tôi về nước, diễn ra tại Viện khoa học xã hội.  Mặc dù đó là ngày bình thường nhưng đã có hơn 10 người tập trung đến. Ở đây đã diễn ra cuộc hỏi đáp sôi nổi. “sáng tác haiku bằng tiếng Việt mà theo cấu trúc 5-7-5 thì dài quá”, “ Có thể làm ngắn hơn 5-7-5 âm cũng được”, “có nhất thits phải có quí ngữ không”, “Mùa đều có tính địa phương nên không nhất thiết phải có quí ngữ”, “có haiku đặc thù của phụ nữ không?” , “có, vợ tôi cũng là một hai jin bà ấy đang thách thức với điều này”, “các đề tài xã hội có thể hiện bằng Haiku được không?”, “ vâng, ở Nhật Bản cũng đã có tiền lệ và ở nước ngoài chiến tranh cũng là một đề tài lớn”, “khuynh hướng Việt Nam dễ mắc phải?” , “vâng, ở Trung Quốc cũng bị hạn chế đơn giản bởi sự cổ điển của chữ Hán” …
Sau khi về nước tôi giới thiệu một số bài Haiku Việt mà chị Bình đã dịch ra tiếng Nhật, sau đây là hai câu trong đó:
“Cảnh đó người đâu/ kỉ niệm ban đầu/ mỗi lần qua phố” (machikéiiki/ ha jimeteno deai/ omoidasu) - Hồ Hoàng Hoa.
“Chong chóng đỏ/ trên tay bé/ quay giữa mùa hoa” (akai kazeguruma/ kodomono teni / hanasakutokini mawaru)- Đinh Trần Phương.

 (Người dịch và giới thiệu: Lê Thị Bình)
5-4-2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét