haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Lời bình bài "Cảm ơn hoà bình"
03:04 23 thg 6 2011Công khai1 Lượt xem 6
Bài thơ “Cảm ơn hòa bình” - chủ đề của một cuộc triển lãm.
                                                                                               Lê Đăng Hoan      
Trong phòng triểm lãm có trưng bày một bài thơ của Uehara Rin là học sinh lớp 6 trường tiểu học của phường Yonabaru Yonahara Higashi, thuộc thành phố Okinawa- Nhật Bản, đã đạt giải xuất sắc bộ môn thơ trong cuộc thi “Thông điệp Hoàn bình của thiếu nhi, học sinh” các trường tiểu học, tổ chức vào năm 2005. Sau đây xin đăng toàn bộ bài thơ, do dịch giả Lê Thị Bình-CLB Văn hóa Việt- Nhật Hà Nội dịch trực tiếp từ tiếng Nhật.



Tiến sĩ Lê Đăng Hoan trong một buổi sinh hoạt thơ Haikư
Cảm ơn hòa bình
Uehara Rin
Em không biết chiến tranh
Nhưng nghe nói
Chiến tranh cướp đi mạng sống con người và cướp đi tất cả mọi thứ
Nhưng giờ đây chiến tranh vẫn diễn ra ở đâu đó.
 Tại sao?

Em không biết chiến tranh
Nhưng nghe nói
Chiến tranh làm cho gia đình tan nát
Làm cho lòng người rối loạn
Nhưng hiện nay những điều ngu xuẩn đó vẫn không dừng lại.
Tại sao?

Em không biết chiến tranh
Nhưng nghe nói
Chiến tranh phá đi thiên nhiên, núi sông tươi đẹp 
Trong chiến tranh cuộc sống đẹp tươi yên ấm không còn
Nhưng nay những điều đau khổ đó vẫn không chấm dứt.
  sao?

Em không thích chiến tranh
Em muốn
Cùng các bạn vui cười
Em muốn
Cùng gia đình ăn cơm
Em muốn
những điều bình thường đó còn mãi
 
Em không thích chiến tranh
Em muốn hoa  nở
Em muốn bơi lội trong biển xanh
Em mong  mãi mãi là như vậy
 
Em không thích chiến tranh
Em muốn
Nhận bằng tốt nghiệp ở trường
Em muốn
Đón mừng sinh nhật cùng các bạn
Em không muốn
Những điều bình thường ấy mất đi

Điều em có thể làm bây giờ
Là yêu thương mọi người
Là giúp đỡ lẫn nhau
Và em muốn nói to“không”(“NO”)
Với những điều mà em không thích.
 
Điều em có thể làm bây giờ là:
Nói to: “không thích chiến tranh”
Nói với mọi người
Sự đáng sợ của chiến tranh

Tất cả cùng cầu nguyện hòa bình



Em chưa biết chiến tranh
Nhưng em ghét chiến tranh
Cái em có thể làm bây giờ là
Sống tốt mỗi ngày
Cảm nhận nỗi đau của con người
Cảm ơn hòa bình!
Lời bình:
Bài thơ này đã được Hội Hữu nghị Okinawa- Việt Nam  chọn làm chủ đề cho một cuộc triển lãm các  phẩm hội họa lấy tên “Chiến tranh và Hòa bình dưới đôi mắt trẻ thơ”, nằm trong chương trình giao lưu :“Trẻ em Okinawa và Việt Nam viết vẽ về đề tài Chiến tranh và Hòa bình”. Tổ chức ngày 20 tháng 6 , năm 2011 tại Hà Nội.
   Triển lãm được trưng bày gọn nhẹ, chỉ bằng 10 bức tranh của các em thiếu nhi Nhật Bản, những tác phẩm tranh vẽ, thơ, văn được giải trong cuộc thi nói trên, mà Viện tư liệu tưởng niệm Hòa bình tình Okinawa thu thập trong toàn tỉnh.
    Bài thơ được chia làm 9 khổ. Mỗi khổ được lấy làm phụ đề cho một bức tranh triển lãm về Hòa bình. Những bức tranh của các em thiếu nhi Nhật Bản mang dáng dấp của  Doraemon, nhưng có nội dung cầu mong cho Hòa bình, phản đối chiến tranh.
Trong suốt bài thơ nói về Hòa bình này, chúng ta không tìm thấy chữ Hòa bình nào, mà từ được tác giả dùng nhiều nhất là “Chiến tranh”.
    “Em không biết chiến tranh”, được lặp đi lặp 3 lần để mở đầu cho 3 khổ thơ đầu tiên. Đúng ở tuổi các em Nhật Bản hiện nay, các em đâu được chứng kiến thực tế chiến tranh , có chăng chỉ “nghe nói” về nó mà thôi. Cho nên, tác giả đã “nghe nói “ rằng chiến tranh là “cướp đi mạng sống con người”, “ làm cho gia đình tan nát”, “làm cho lòng người rối loạn”, “phá đi thiên nhiên, núi sông tươi đẹp”, “cuộc sống đẹp tươi yên ấm không còn”, . Từ đó em khẳng định với mình và với mọi người rằng “ Em không thích chiến tranh”, cũng được lặp đi lặp lại mở đầu cho ba khổ thơ tiếp theo, mà em chỉ thích cuộc sống bình thường giản dị  như bao trẻ em khác , đó là “cùng các bạn vui cười”, “cùng gia đình ăn cơm”, “em muốn hoa  nở, muốn bơi lội trong biển xanh”, “nhận bằng tốt nghiệp ở trường”  “đón mừng sinh nhật cùng các bạn” .
   Từ những mong ước đó em xác định cho mình phải hành động để gìn giữ lấy những gì mình mơ ước. Hanh động của em cũng rất trẻ thơ, không to tát như mong ước của các vĩ nhân, hay của những nhà viễn tưởng, nhưng đó là những hành động trong tầm tay, hợp với khả năng của trẻ thơ, ở ngay bên cạnh các em. Đó là “ yêu thương mọi người”, “ giúp đỡ lẫn nhau”, “nói to‘không’ với những điều mà em không thích”, là  “Nói to: ‘không thích chiến tranh’ với mọi người” và “tất cả cùng cầu nguyện hòa bình”, là “sống tốt mỗi ngày, cảm nhận nỗi đau của con người”...
Là một tác giả nhỏ tuổi, học sinh lớp 6 ( có lẽ ở tuổi 12-13) thế mà em đã làm cho chúng ta phải kinh ngạc về những nhận thức tư duy logic lý luận và hành động. Em đã nói thay cho tất cả nhân loại, như một giải thích về hòa bình, và cảnh cáo những kẻ đang rắp tâm khơi dậy những cuộc chiến tranh đầy tội lỗi.
Đầu đề bài thơ là “ Cảm ơn Hòa bình”, nhưng tác giả chỉ nói về “ Chiến tranh”, một cách nói tương phản càng làm nổi bật lòng khát khao, ước vọng một nền Hòa bình bền vững của mọi tầng lớp không phân biệt trai gái, chủng tộc, quốc tịch..
 Okinawa là một địa chỉ cách đây hơn 50 năm, vào những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ đã dùng làm  căn cứ xuất phát những phi đội B52 sang ném bom miền Bắc Việt Nam, mà người Việt Nam gọi là” Đảo của quỉ”.
Xuất phát từ những trải nghiệm đau thương đó, Hội Hữu nghị Okinawa- Việt Nam đã ra đời và đến nay đã tròn 20 năm. Hội đã góp phần xóa đi quá khứ đau thương xây lại niềm tin, tình hữu nghị giữa Việt Nam- Okinawa cũng như tình cảm chung Việt Nam- Nhật Bản- xây dựng một nền hòa bình lâu dài cho hai dân tộc.
                      
                                               Bờ Hồ ngày 21/6/ 2011
                                                            L.Đ.H

IMG_4518.jpg
Một trong những bức tranh Cầu nguyện cho Hoà bình được trưng bày tại triển lãm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét