16h 30 ngày 18/ 3/ 2011, tại số
35 phố Ngô Quyền, Hà Hội. Hội Hữu nghị Việt - Nhật và CLB Văn Hóa Việt - Nhật đã
tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục trận động đất vừa
qua. Tất cả đã quyên góp được 1 tỉ đồng. Riêng
nhóm Haiku HN được 2,8 triệu đồng.
Dưới đây là tin và những hình ảnh về buổi lễ.
Bức thư gửi nhân dân Nhật Bản
84 tuổi, bước đi cũng chậm hơn xưa nhưng những lời kể của người bác sĩ đã nghỉ hưu Đinh Nhật Hạnh về đất nước, con người Nhật vẫn thật sinh động, hào hứng.
Ông chia sẻ: “Còn nhớ hồi năm 1942 khi học ở Huế, tôi có ông anh làm công cho một hãng buôn đồ sứ của Nhật. Gia đình chúng tôi có mua một bộ đồ thờ do họ sản xuất. Trải qua bao nắng mưa, cho đến nay, qua hai cuộc chiến tranh nó vẫn còn nguyên vẹn, rất đẹp”.
Từ lúc biết màu hoa anh đào hồi 12 tuổi qua sách vở, đến nay khi đã 84 tuổi ông vẫn yêu say đắm màu hoa ấy như chính tình yêu với hoa đào của dân tộc. Niềm ao ước được đến thăm Nhật Bản vẫn luôn cháy bỏng trong ông.
Hôm nay tới ngoài số tiền quyên góp, bản thân ông còn có món quà đặc biệt khác chính là bài thơ “Khúc tưởng niệm thảm họa Fukushima 11.3” viết bằng tiếng Việt (chuyển thể sang tiếng Nhật).
Không thay đổi niềm tin ở người Nhật
Có mặt trong buổi lễ Lễ quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị động đất, sóng thần tại Nhật Bản do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghĩ Việt Nam – Nhật Bản phát động có chị Vũ Minh Châu, một người trẻ từng học tập, làm việc tại Nhật Bản.
Chị cho biết: “Thật may là thành phố nơi mình từng học tập không nằm trong tâm của trận động đất, sóng thần. Tuy nhiên, khách hàng chính của công ty làm về du lịch của mình tại Hà Nội lại nằm ở hai thành phố chính là Fukushima và Sendai”.
Ngày 11/3, ngay khi có tin động đất, sóng thần các chị đã gọi điện có lẽ cả nghìn cuộc gọi cho các khách hàng thân thiết, đối tác để hỏi han tình hình nhưng rất ít trong số đó gọi được. Vùng Fukushima sau đó phải 2 ngày sau mới liên lạc được.
Chị Châu cho hay mình có nhiều bạn bè ở Nhật. Mọi người rất bình tĩnh. Tất đều nói nếu nguy hiểm họ sẽ chuyển sang vùng khác an toàn hơn nhưng sẽ ở lại đây.
"Cảm động là có trường hợp khách hàng ở Việt Nam gọi điện đến cho công ty mình nhờ đặt vé cho người thân của họ ở Nhật Bản về nước nhưng người thân bên kia nhất quyết không về vì như họ nói: “Nhật Bản bây giờ đang cần chúng con.
Đó là những người hiện đang làm công tác giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả".
Suốt những ngày qua, ngày nào chị Chậu cũng bật đài NHK để nghe tin tức bằng tiếng Nhật. “Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản 2-3 ngày đầu sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng từ ngày 3-4 chỉ số trên đã tăng nhanh trở lại. Nguyên nhân chính là ở sự ứng xử nhanh, chuyên nghiệp của người Nhật. Chính điều này vô hình chung đã làm tăng “quyền lực mềm” cho họ”.
Chị Châu cũng tâm sự: “Dù tình hình ở Nhật Bản đang khó khăn nhưng chúng tôi sẽ ở lại, gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Đơn giản vì chúng tôi tin rằng với bản lĩnh, tinh thần và trí tuệ Nhật, đất nước sẽ sớm vượt qua khó khăn để nhanh chóng trở về vị trí dẫn đầu nền kinh tế thế giới”.
Chia sẻ nỗi đau bằng hành động cụ thể
Có mặt trong buổi lễ quyên góp có bác Lê Thị Bình 64 tuổi, hiện đang sinh hoạt ở CLB Văn hóa Việt Nhật. Bác tâm sự: “Điều làm tất cả chúng ta cảm phục là khả năng chịu đựng, nén đau thương để khắc phục khó khăn của họ”.
Từng là chuyên viên biên-phiên dịch tiếng Nhật, ngày trước bác cũng đã nhiều lần được sang Nhật Bản công tác theo đoàn của Bộ Thủy sản. Nước Nhật trong bác vừa có vẻ đẹp hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, thanh bình. “Ví dụ như Sendai hồi còn làm ở Bộ thủy sản, chúng tôi sang thăm đối tác có trụ sở ở đó. Thành phố không to lắm nhưng rất yên tĩnh và đẹp”.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bác Bình vẫn rất nhiệt tình trong công tác biên dịch, giới thiệu văn hóa Nhật cho anh em trong CLB..
Nguồn: ViệtNamnet
Ảnh Lê Thị Bình
Chùm thơ hưởng ứng tại buổi lễ quyến gióp của nhóm thơ Haikư CLB văn hóa Việt - Nhật
Người Nhật Bản trong nỗi đau lớn
1. Tsunami chồm lên
Cướp đi tất cả
Em bé khóc chào đời
2. Giữa đổ nát
Đoàn Người trật tự
Xếp hàng mua thực phẩm
3. Mất điện rồi
Nhà cửa đã trôi
Tuyết trắng đầu em gái
4. Lặng lẽ bên nhau
Quanh bếp lửa
Tuyết đang rơi
5. Em tôi đâu, con tôi đâu?
Nhà tôi chỗ nào?
Trong bùn và tuyết lạnh
6. Choàng tấm chăn
Em đứng nhìn ngơ ngác
Điều gì đã xảy ra?
7. Trong tuyết lạnh
Lặng lẽ dòng người
Nhận phần ăn tiếp tế
8. Sênđai, Fukushima, Iwate…
Thiếu tất cả
Tình người mênh mang
Lê Thị Bình- Nhóm Haiku Viet Hanoi/ 18-3-2011
Tặng nhân dân Nhật Bản
1. Sóng dữ đánh
Đảo không chìm
Lòng đau
Nhưng không vỡ
2. Nỗi đau này không riêng ai
Rền trời
Chuông nguyện
3. Sống hiền hòa
Gặp họa
Bè bạn vây quanh
Lê Đình Công
Phù Tang
- rung dội
1. Đất rùng mình
Sóng Ngạc Kình
Con đường gãy nát
2. Trong ngôi nhà đổ
Vương bên cửa sổ
Một đóa Anh đào
3. Sóng dội bồng bềnh
Phù Tang lênh đênh
Cánh bèo dạt nước
4. Phú Sĩ lắc lư
Khúc Hai kư
Trắng ngần hoa tuyết
5. Vai khoác đau thương
Mắt vẫy quê hương
Bước chân trầm mặc
Lý Viễn Giao
Khúc tưởng niệm
1. Tang tóc hoang tàn,
tiếng kêu xé ruột
FUKUSHIMA!
2. Nơi này vườn trẻ
mới hôm qua thôi
Mẹ đây con ơi!
3. Khều đống đổ nát
tìm con
được một chiếc giày nguyên vẹn.
4. Cành anh đào sót vườn ai
đóng băng
vành khăn tang khóc chủ
5. Mừng bé chào đời
ngay sau địa chấn
Cầu cháu nên người!
18-3-2011
Đinh Nhật Hạnh
TẶNG BÉ NHẬT BẢN(*)
Em bé chín tuổi
Đã có tư chất người lớn
Còn tôi?
-----------
(*): xin đọc bức thư của Hà Minh Thành (trang trước)
HXH
Chùm thơ của Vũ Tam Huề
(TP HCM mới gửi cho HKV)
1
Trời đất chuyển vần
Cõi tiên * thoáng chốc
Hóa thành phù vân
* Cõi tiên : chỉ thành phố Sendai vừa bị họa động đất,
theo phiên âm Hán Việt là Tiên Đài ( Cõi tiên, Fairy Land )
2
Những cánh anh đào
Cuốn vào bão tố
Như ngàn ánh sao
3
Giữa cảnh hoang tàn
Nhân loại cảm phục
Văn hóa Phù Tang
4
Mặt trời ngày mới
Trên đỉnh sóng thần
Hải âu tung cánh
VTH
Một bạn đọc gửi cho Haikuviet ba câu:
Em bé Nhật Bản 9 tuổi
Nhóm Haiku Thuộc CLB văn hóa Việt-Nhật:
Dưới đây là tin và những hình ảnh về buổi lễ.
Bức thư gửi nhân dân Nhật Bản
84 tuổi, bước đi cũng chậm hơn xưa nhưng những lời kể của người bác sĩ đã nghỉ hưu Đinh Nhật Hạnh về đất nước, con người Nhật vẫn thật sinh động, hào hứng.
Ông chia sẻ: “Còn nhớ hồi năm 1942 khi học ở Huế, tôi có ông anh làm công cho một hãng buôn đồ sứ của Nhật. Gia đình chúng tôi có mua một bộ đồ thờ do họ sản xuất. Trải qua bao nắng mưa, cho đến nay, qua hai cuộc chiến tranh nó vẫn còn nguyên vẹn, rất đẹp”.
Từ lúc biết màu hoa anh đào hồi 12 tuổi qua sách vở, đến nay khi đã 84 tuổi ông vẫn yêu say đắm màu hoa ấy như chính tình yêu với hoa đào của dân tộc. Niềm ao ước được đến thăm Nhật Bản vẫn luôn cháy bỏng trong ông.
Hôm nay tới ngoài số tiền quyên góp, bản thân ông còn có món quà đặc biệt khác chính là bài thơ “Khúc tưởng niệm thảm họa Fukushima 11.3” viết bằng tiếng Việt (chuyển thể sang tiếng Nhật).
Không thay đổi niềm tin ở người Nhật
Có mặt trong buổi lễ Lễ quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị động đất, sóng thần tại Nhật Bản do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghĩ Việt Nam – Nhật Bản phát động có chị Vũ Minh Châu, một người trẻ từng học tập, làm việc tại Nhật Bản.
|
Phát biểu tại lễ quyên góp, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Tanizaki Yasuaki bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới nhân dân, Đảng, Chính phủ Việt Nam về sự giúp đỡ và tấm thịnh tình dành cho đất nước Nhật Bản. |
Chị cho biết: “Thật may là thành phố nơi mình từng học tập không nằm trong tâm của trận động đất, sóng thần. Tuy nhiên, khách hàng chính của công ty làm về du lịch của mình tại Hà Nội lại nằm ở hai thành phố chính là Fukushima và Sendai”.
Ngày 11/3, ngay khi có tin động đất, sóng thần các chị đã gọi điện có lẽ cả nghìn cuộc gọi cho các khách hàng thân thiết, đối tác để hỏi han tình hình nhưng rất ít trong số đó gọi được. Vùng Fukushima sau đó phải 2 ngày sau mới liên lạc được.
Chị Châu cho hay mình có nhiều bạn bè ở Nhật. Mọi người rất bình tĩnh. Tất đều nói nếu nguy hiểm họ sẽ chuyển sang vùng khác an toàn hơn nhưng sẽ ở lại đây.
"Cảm động là có trường hợp khách hàng ở Việt Nam gọi điện đến cho công ty mình nhờ đặt vé cho người thân của họ ở Nhật Bản về nước nhưng người thân bên kia nhất quyết không về vì như họ nói: “Nhật Bản bây giờ đang cần chúng con.
Đó là những người hiện đang làm công tác giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục hậu quả".
Suốt những ngày qua, ngày nào chị Chậu cũng bật đài NHK để nghe tin tức bằng tiếng Nhật. “Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản 2-3 ngày đầu sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng từ ngày 3-4 chỉ số trên đã tăng nhanh trở lại. Nguyên nhân chính là ở sự ứng xử nhanh, chuyên nghiệp của người Nhật. Chính điều này vô hình chung đã làm tăng “quyền lực mềm” cho họ”.
Chị Châu cũng tâm sự: “Dù tình hình ở Nhật Bản đang khó khăn nhưng chúng tôi sẽ ở lại, gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Đơn giản vì chúng tôi tin rằng với bản lĩnh, tinh thần và trí tuệ Nhật, đất nước sẽ sớm vượt qua khó khăn để nhanh chóng trở về vị trí dẫn đầu nền kinh tế thế giới”.
Chia sẻ nỗi đau bằng hành động cụ thể
Có mặt trong buổi lễ quyên góp có bác Lê Thị Bình 64 tuổi, hiện đang sinh hoạt ở CLB Văn hóa Việt Nhật. Bác tâm sự: “Điều làm tất cả chúng ta cảm phục là khả năng chịu đựng, nén đau thương để khắc phục khó khăn của họ”.
Từng là chuyên viên biên-phiên dịch tiếng Nhật, ngày trước bác cũng đã nhiều lần được sang Nhật Bản công tác theo đoàn của Bộ Thủy sản. Nước Nhật trong bác vừa có vẻ đẹp hiện đại nhưng cũng rất cổ kính, thanh bình. “Ví dụ như Sendai hồi còn làm ở Bộ thủy sản, chúng tôi sang thăm đối tác có trụ sở ở đó. Thành phố không to lắm nhưng rất yên tĩnh và đẹp”.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bác Bình vẫn rất nhiệt tình trong công tác biên dịch, giới thiệu văn hóa Nhật cho anh em trong CLB..
Nguồn: ViệtNamnet
Ảnh Lê Thị Bình
Chùm thơ hưởng ứng tại buổi lễ quyến gióp của nhóm thơ Haikư CLB văn hóa Việt - Nhật
Người Nhật Bản trong nỗi đau lớn
1. Tsunami chồm lên
Cướp đi tất cả
Em bé khóc chào đời
2. Giữa đổ nát
Đoàn Người trật tự
Xếp hàng mua thực phẩm
3. Mất điện rồi
Nhà cửa đã trôi
Tuyết trắng đầu em gái
4. Lặng lẽ bên nhau
Quanh bếp lửa
Tuyết đang rơi
5. Em tôi đâu, con tôi đâu?
Nhà tôi chỗ nào?
Trong bùn và tuyết lạnh
6. Choàng tấm chăn
Em đứng nhìn ngơ ngác
Điều gì đã xảy ra?
7. Trong tuyết lạnh
Lặng lẽ dòng người
Nhận phần ăn tiếp tế
8. Sênđai, Fukushima, Iwate…
Thiếu tất cả
Tình người mênh mang
Lê Thị Bình- Nhóm Haiku Viet Hanoi/ 18-3-2011
Tặng nhân dân Nhật Bản
1. Sóng dữ đánh
Đảo không chìm
Lòng đau
Nhưng không vỡ
2. Nỗi đau này không riêng ai
Rền trời
Chuông nguyện
3. Sống hiền hòa
Gặp họa
Bè bạn vây quanh
Lê Đình Công
Phù Tang
- rung dội
1. Đất rùng mình
Sóng Ngạc Kình
Con đường gãy nát
2. Trong ngôi nhà đổ
Vương bên cửa sổ
Một đóa Anh đào
3. Sóng dội bồng bềnh
Phù Tang lênh đênh
Cánh bèo dạt nước
4. Phú Sĩ lắc lư
Khúc Hai kư
Trắng ngần hoa tuyết
5. Vai khoác đau thương
Mắt vẫy quê hương
Bước chân trầm mặc
Lý Viễn Giao
Khúc tưởng niệm
1. Tang tóc hoang tàn,
tiếng kêu xé ruột
FUKUSHIMA!
2. Nơi này vườn trẻ
mới hôm qua thôi
Mẹ đây con ơi!
3. Khều đống đổ nát
tìm con
được một chiếc giày nguyên vẹn.
4. Cành anh đào sót vườn ai
đóng băng
vành khăn tang khóc chủ
5. Mừng bé chào đời
ngay sau địa chấn
Cầu cháu nên người!
18-3-2011
Đinh Nhật Hạnh
TẶNG BÉ NHẬT BẢN(*)
Em bé chín tuổi
Đã có tư chất người lớn
Còn tôi?
-----------
(*): xin đọc bức thư của Hà Minh Thành (trang trước)
HXH
Chùm thơ của Vũ Tam Huề
(TP HCM mới gửi cho HKV)
1
Trời đất chuyển vần
Cõi tiên * thoáng chốc
Hóa thành phù vân
* Cõi tiên : chỉ thành phố Sendai vừa bị họa động đất,
theo phiên âm Hán Việt là Tiên Đài ( Cõi tiên, Fairy Land )
2
Những cánh anh đào
Cuốn vào bão tố
Như ngàn ánh sao
3
Giữa cảnh hoang tàn
Nhân loại cảm phục
Văn hóa Phù Tang
4
Mặt trời ngày mới
Trên đỉnh sóng thần
Hải âu tung cánh
VTH
Một bạn đọc gửi cho Haikuviet ba câu:
Em bé Nhật Bản 9 tuổi
Đại diện cho những SAMOURAI
của thế kỉ 21
Tâm Tâm
Tâm Tâm
Nhóm Haiku Thuộc CLB văn hóa Việt-Nhật:
DANH SÁCH ỦNG HỘ NHÂN
DÂN
NHẬT BẢN BỊ NẠN ĐỘNG ĐẤT SÓNG
THẦN
Ngày 18-3-2011
STT
|
Họ và tên
|
Số
tiền
|
1 | Nguyễn Bao | 100.000 đ |
2 | Lê Thị Bình | 200.000 đ |
3 | Đinh Nhật Hạnh | 200.000 đ |
4 | Đặng Tương Như | 200.000 đ |
5 | Nguyễn Duy Qúi | 100.000 đ |
6 | Phạm Hữu Khánh | 100.000 đ |
7 | Cao Ngọc Thắng | 100.000 đ |
8 | Hoàng Xuân Hoạ | 100.000 đ |
9 | Lê Đăng Hoan | 200.000 đ |
10 | Đỗ Tuyết Loan | 100.000 đ |
11 | Phùng Gia Viên | 100.000 đ |
12 | Nguyễn Bình | 100.000 đ |
13 | Trần Thị Oanh | 100.000 đ |
14 | Mai Liên | 200.000 đ |
15 | Nguyễn Thị Kim | 100.000 đ |
16 | Lê Anh Tuấn | 100.000 đ |
17 | Nguyễn Thanh Tùng | 100.000 đ |
18 | Nguyễn Quỳnh Trang | 200.000 đ |
19 | Nguyễn Vân Đình | 100.000 đ |
20 | Nguyễn Văn Đồng | 100.000 đ |
21 | Lê Đình Công | 100.000 d |
22 | Phan Hữu Cường | 100.000 đ |
Tổng cộng | 2.800.000 đ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét