haikuviethanoi

haikuviethanoi
Ảnh thêm

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012


Nhân một bài bình thơ Haiku
được xem là kiệt tác của Takarai Kikaku
Một vài suy nghĩ
BEAUTY
                                                  (Patricia Donegan) Full moon
shadows of pines
on the straw mats
Tạm dịch:
Trăng rằm (vành vạnh)
bóng thông (chập chờn)
trên những thảm rơm

Người ta ở đời này rất cần cái ĐẸP cũng như cần có bánh mì, song cái ĐẸP hàng ngày thường khi thiếu vắng. Ở Nhật Bản, mĩ học có giá trị tối thượng. Nào cây trồng chậu Bonsai, nào máy quay phim kĩ thuật số rồi Robot kích thước nhỏ với hình dáng xinh xắn tạo nên vẻ đẹp giản dị thường lấy cảm hứng từ WABI - SABI (bắt nguồn từ Trà đạo ( thế kỉ XIV) mà cơ bản là SABI bao gồm cảm nhận từ nỗi cô đơn như khi được ở trong túp lều đỉnh núi, hay khi ngắm bức tranh "giày há mõm" của Van Gogh - nhiều học giả cho đó là một phần của đạo THIỀN bí ẩn ứng dụng từ TK XII  đã mê hoặc nền văn hóa phương Tây mà vẫn phản ảnh được các giá trị bản địa tiếp nối song hành. Ví như khi nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên của Nhật Bản Makai Choki bước vào khoang tàu vũ trụ đã viết mấy câu mở đầu bài Tanka rồi mời nhân dân Nhật Bản viết tiếp  bài thơ từ mặt đất xa xôi để hoàn thiện bài thơ này. Bà đã nhận được hơn 200.000 bài hưởng ứng. Tất nhiên, không hẳn mọi người Nhật Bản đều yêu thơ và làm thơ nhưng họ đã cảm nhận và coi trọng. Trên thực tế, Nhật Bản là nước duy nhất đề xuất sáng kiến lắp đặt một căn buồng nhỏ theo đúng mẫu một phòng trà truyền thống Nhật Bản ngay trên con tàu vũ trụ đó với ý đồ tạo một không gian tĩnh lặng cho nhập thiền. Có cả chiếu Tatami với vẻ đẹp tự nhiên, rải thảm rơm vàng trên con tàu hiện đại như trong một bài Haiku vậy. Tại đây, thay vì ở ngoài trời ngắm trăng với mọi người, nhà thơ của chúng ta vẫn nhắm rượu Sake ngay trong phòng mình, tận hưởng vẻ đẹp giản dị ngay trên sàn nhỏ riêng mình trên vũ trụ
Sơ lược về Takarai Kikaku:
Có lẽ ông là nam môn sinh lỗi lạc nhất trong số mười học trò nổi tiếng nhất của cụ Matsuo Basho. Con một nhà lí học, Kikaku tinh thông mọi môn nghệ thuật nhưng là kẻ "nổi loạn hoang dã" yêu rượu Sake, đàn bà và Haiku. Là thầy dạy thơ Haiku ông đã góp phần chủ trì việc soạn bộ sưu tập nổi tiếng Sarumino (áo khoác của khỉ) do thầy Basho khởi xướng. Bài Haiku trên đây được xem là kiệt tác của ông ở Nhật Bản.

LẠM BÀN
"Trăng - Thông - Thảm rơm"
Ba cấu tố tạo thế kiếng ba chân của tuyệt tác trên cách đây hơn 300 năm - trong bài bình của bà Patricia Donegan chỉ còn lại một. Đó chính là cái lạ, cái khác của số phận yếu tố thứ ba này đã cất cánh từ ruộng đồng có trăng rằm vằng vặc, có thông reo vi vu lên tít không gian sâu thẳm. Trăng tròn rồi khuyết, muôn đời thông vẫn hát ru trong thơ Uy Viễn... Vậy mà chiếc thảm rơm thô ráp dân giã kia lại bay vào vũ trụ nhờ trí tuệ con người!
Bài thơ Haiku nguyên thủy quả đã là thần diệu. Bài bình trên lại gợi mở những chân trời mới mà ba thế kỉ trước cụ Kikaku đâu có ngờ. Chẳng có một lời bình chính diện mầu mè, khuôn sáo tụng ca nào như lớp hậu sinh chúng tôi đang mê mải xào xáo hôm nay!
                                               Hà Nội ngày 16/04/2011
                                                   Lễ hội hoa Anh Đào       
                                                      Đinh Nhật Hạnh
                                           (sưu tầm, chuyển ngữ và lạm bàn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét